Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-tan-dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-tan-dung. Hiển thị tất cả bài đăng

6/20/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung giải quyết những bức xúc trong nhân dân


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015.

Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013 tập trung vào thực hiện các giải pháp chính sách, trước hết là các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, đất đai, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho Doanh Nghiệp và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%. 2013 cũng là năm đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Ùn tắc giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh 
Theo Thủ tướng, trong năm 2013, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng... Có cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý… đồng thời thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá điện, than, xăng dầu, giá dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý; bảo đảm công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.

Đáng chú ý, chỉ thị nêu rõ năm 2013 sẽ tập trung giải quyết những bức xúc trong nhân dân, nhất là trong việc giải tỏa đền bù thu hồi đất và những tiêu cực trong y tế, giáo dục, đào tạo, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông ở các TP lớn; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; tăng cường phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội…

Bạch Dương 

6/19/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng triển khai thí điểm chòi tránh lũ lụt cho 700 hộ nghèo


Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sẽ triển khai thí điểm xây dựng chòi phòng tránh lũ lụt cho 700 hộ nghèo.Giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu đồng/chòi. 

Theo đó, sẽ triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng.
Nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở cho hộ nghèo ứng phó với lũ, lụt.
Các hộ này ở 14 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ lụt thuộc bảy tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh hai xã, mỗi xã 50 hộ nghèo do địa phương lựa chọn).

Chòi có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt 1,5-3,6 m; diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố. Giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu đồng/chòi do Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ và gia đình tham gia đóng góp. Theo kế hoạch, từ tháng 10-2012 đến tháng 3-2013, triển khai thí điểm. Từ tháng 4 đến tháng 6-2013, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; báo cáo Thủ tướng về kết quả và đề xuất giải pháp triển khai trên diện rộng.

Bách Thảo 

6/16/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý chuyển toàn bộ DNNN sang Công ty cổ phần


Nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tự chủ hoạt động, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của khu vực Doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định704/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới quản trị Doanh nghiệp theo thông lệ Kinh tế thị trường. 

Với mục tiêu hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp; hướng tới áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư; tăng cường bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, nhà đầu tư và bên có liên quan, trong đó có chủ sở hữu nhà nước, nhà đầu tư nhỏ và người lao động trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Quy chế quản trị công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong đó tách bạch chức năng, nhiệm vụ giữa Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên với Tổng giám đốc, giám đốc; tạo điều kiện để Kiểm soát viên hoạt động thực sự độc lập nhằm trở thành cơ quan giám sát của chủ sở hữu tại công ty.

Đề án cũng nêu rõ việc sẽ ban hành Nghị định về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong bối cảnh toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đã chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Đề án
đổi mới quản trị Doanh nghiệp theo thông lệ Kinh tế thị trường. 
Một trong những giải pháp chủ yếu của Đề án này đó là việc đổi mới công tác quản lý nhà nước hỗ trợ cải thiện quản trị doanh nghiệp. Cụ thể là nghiên cứu, đề xuất giải pháp thực hiện quy định "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp" .

Ngoài ra, Đề án cũng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và chức năng cung cấp dịch vụ công trong các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương. Triển khai việc tách bạch bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp để tiến tới hình thành các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Nâng cao tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư, các chủ sở hữu, trước hết là chủ sở hữu nhà nước. Tách chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới mô hình tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước theo thông lệ kinh tế thị trường phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trên nguyên tắc xác định rõ cơ quan đầu mối thực hiện các quyền chủ sở hữu nhà nước và không thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp; Sớm hoàn chỉnh và thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước; chuyển toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh thuần túy sang hình thức công ty cổ phần.

Bách Thảo 

Hoạt động, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật trong tuần 3/6/2012


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Vĩnh Long; kết luận về Đề án tái cơ cấu Vinalines; yêu cầu làm rõ nguyên nhân cháy nổ ô tô, xe máy; Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; lập Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững...Là những thông tin hoạt động, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ đã được nhân dân quan tâm theo dõi trong tuần từ ngày 09 - 16/6/2012

Vĩnh Long cần tiếp tục bứt phá vươn lên 

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dịp về dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng bên cạnh lợi thế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội kém phát triển. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cần hết sức quan tâm đầu tư tới kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long
Chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ 

Ý kiến kết luận của Thủ tướng về Đề án tái cơ cấu Vinalines

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 217/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình tài chính và Đề án tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty cần thực hiện tái cơ cấu để mạnh hơn, tập trung vào 3 nhóm kinh doanh chính: vận tải biển, cảng biển và dịch vụ; tính toán cụ thể, xác định quy mô hợp lý đối với từng nhóm phù hợp với điều kiện của Tổng công ty và thị trường.

Yêu cầu làm rõ nguyên nhân gây cháy nổ ô tô, xe máy

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công an liên quan đến kết quả điều tra nguyên nhân cháy nổ xe, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ KH-CN phải đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xác định tác động của xăng, dầu đến độ bền của các phụ kiện, thiết bị lắp đặt trên ô tô, xe mô tô để trả lời câu hỏi có phải xăng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình hình cháy, nổ xe bất thường thời gian qua hay không?
Thủ tướng yêu cầu trả lời câu hỏi xăng có phải là nguyên nhân cháy nổ ô tô, xe máy?
Bộ GTVT phải tập trung rà soát tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, phụ tùng lắp ráp trên xe ô tô, xe mô tô, đặc biệt là các loại xe lắp ráp, sản xuất trong nước; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, độ bền, độ an toàn như: đường ống dẫn xăng dầu, dây dẫn điện… của các thiết bị, phụ tùng xe ô tô, xe mô tô ngay từ khi sản xuất. Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành chức năng quản lý chặt chất lượng xăng, dầu từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lẻ tại các cửa hàng; đồng thời khẩn trương phối hợp với các Bộ KH-CN, GTVT thực hiện việc kiểm tra chất lượng xăng, dầu, tỷ lệ pha xăng; xử lý nghiêm các trường hợp gian lận về số lượng, chất lượng xăng, dầu trên thị trường...

Ban hành Nghị quyết về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết  15/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-1-2012 Hội nghị lần thứ tư BCH T.Ư Đảng (khóa XI). Nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trước hết trong cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...Nghị quyết nhấn mạnh các vấn đề như: rà soát, đề xuất loại bỏ cơ chế, chính sách không còn phù hợp cản trở việc thực thi công vụ; sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản; thông tin tuyên truyền lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực.

2 Bộ trưởng báo cáo tình hình quản lý đất và vận hành đập thủy điện

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 trên phạm vi cả nước nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015). Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo Quốc hội khóa XIII về tình hình xây dựng, quản lý vận hành các đập thủy điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ (hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng y tế). 

Quy chế về chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia

Nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự gắn kết hợp lý, có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế trong một chương trình tổng thể thống nhất; kết nối hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch và lĩnh vực liên quan khác. Thủ tướng ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Quy chế có hiệu lực từ ngày 25/7/2012.
Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
Đưa Trang thông tin điện tử pháp điển vào hoạt động

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tư pháp khẩn trương xây dựng, đưa trang thông tin điện tử pháp điển vào hoạt động trước ngày 1/7/2013.

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho 4 đối tượng

Bốn đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm: Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng.
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho 4 đối tượng Chấp hành viên, Thẩm tra viên,
Công chứng viên và Thư ký thi hành án
Chế độ phụ cấp trách nhiệm nêu trên không áp dụng đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án làm việc tại các Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng hải quân, bộ tổng tham mưu và Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 705/QÐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020 do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hai Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (Phó Trưởng Ban thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Ban Chỉ đạo Trung Ương về giảm nghèo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 

Gia hạn và phân bổ lại vốn dự án phát triển cấp nước đô thị

Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn thời gian thực hiện dự án "Phát triển cấp nước đô thị" do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đối với tiểu dự án thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh và các Hợp phần D và E đến ngày 30/6/2013. Đồng thời, cắt giảm 9,74 triệu SDR (tương đương 14,63 triệu USD) kinh phí trong khuôn khổ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 4028-VN không sử dụng hết để phân bổ lại cho các chương trình, dự án khác vay vốn WB.
Gia hạn thời gian thực hiện dự án "Phát triển cấp nước đô thị" do
Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ
Phê duyệt khung chính sách tái định cư dự án nguồn lợi ven biển

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách tái định cư của dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững" do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Mục tiêu nhằm nâng cao việc quản lý nguồn lợi ven biển nhằm hỗ trợ cho nghề cá bền vững tại một số tỉnh ven biển Việt Nam

Dự án sẽ được thực hiện tại 8 tỉnh ven biển gồm: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh; Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa; Cà Mau và Sóc Trăng. Dự án đã ưu tiên, lựa chọn được khoảng 37 huyện và 226 xã ven biển cho thực hiện dự án. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện khung chính sách tái định cư theo đúng nội dung đã phê duyệt.

Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn thiện nội dung dự án, chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định hiện hành.
Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II
Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại các hoạt động của dự án để tránh trùng lặp với các dự án khác, đồng thời xem xét kỹ việc mua sắm trang thiết bị, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả đầu tư.

Hơn 74 tỷ đồng mua hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 74,31 tỷ đồng  từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù đủ 340.000 lít sát trùng Benkocid; 110.000 lít Han-Iodine và 420 tấn hóa chất Chlorine đưa vào dự trữ quốc gia. Thủ tướng yêu cầu việc quản lý và sử dụng số kinh phí nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.

Bách Thảo 

6/15/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt khung chính sách tái định cư Dự án Nguồn lợi ven biển


Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt khung chính sách tái định cư của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Được biết, mục tiêu của dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững" là nâng cao việc quản lý nguồn lợi ven biển nhằm hỗ trợ cho nghề cá bền vững tại một số tỉnh ven biển Việt Nam. 
Mục tiêu phát triển của dự án có thể đạt được thông qua tăng cường năng lực thể chế nhằm quản lý nguồn lợi một cách bền vững hỗ trợ ngành thuỷ sản; đẩy mạnh các thực hành tốt cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững; thực hiện các thực hành tốt cho khai thác thuỷ sản ven bờ bền vững.
Biển Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 
Dự án sẽ được thực hiện tại 8 tỉnh ven biển gồm: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh; Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa; Cà Mau và Sóc Trăng. Dự án đã ưu tiên, lựa chọn được khoảng 37 huyện và 226 xã ven biển cho thực hiện dự án.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện khung chính sách tái định cư theo đúng nội dung đã phê duyệt. Thủ tướng giao UBND các tỉnh tham gia dự án phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cư của các Tiểu dự án thuộc phạm vi của tỉnh.

Bách Thảo 

6/14/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định lập Ban Chỉ đạo TW về giảm nghèo bền vững


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 705/QÐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương  về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020 do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hai Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (Phó Trưởng Ban thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. 

Ban Chỉ đạo Trung Ương về giảm nghèo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Cụ thể, Ban Chỉ đạo chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan và tập trung nguồn lực cho các địa bàn đặc biệt khó khăn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015...
Muốn giảm nghèo bền vững trước hết phải chú trọng đến giáo dục đào tạo,
làm sao để cho người nghèo có kiến thức, tự vươn lên bằng chính sức của mình.
Nghị quyết 80/NQ-CP định hướng giảm nghèo bền vững 

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Hướng tới mục tiêu: 

- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;

- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Bách Thảo 

6/13/2012

Thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Triển khai Thẻ Công dân điện tử, Chính phủ điện tử
 
Cụ thể, đối với hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo khoa điện tử, đào tạo trực tuyến... nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức dạy và học, đổi mới thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục.
 
Thẻ điện tử đa năng của Nga
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển nhanh ngành công nghiệp phần mềm. Xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia.
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp. Triển khai thẻ Công dân điện tử; Chính phủ điện tử trên phạm vi cả nước.
 
Tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, từng bước hình thành các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng.
 
Tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà ở cho giáo viên tại các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; các đề án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học cấp vùng và cả nước.
 
Tập trung nâng cấp 5 cảng hàng không
 
Đối với hạ tầng giao thông, tập trung nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe, phấn đấu hoàn thành thành toàn tuyến Hà Nội - Cần Thơ vào năm 2016. Ưu tiên đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; tuyến nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng.
 
Bên cạnh đó, huy động vốn để đầu tư nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến đường giao thông hành lang kinh tế Đông Tây...
Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao, để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp;...
 
Cũng theo Nghị quyết, sẽ tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa).
 
Tập trung nâng cấp 5 cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Huy động các nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
 
Thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt để giải quyết ách tắc giao thông ở các đô thị lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở
 
Đối với hạ tầng đô thị, Chương trình hành động nêu rõ, tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị trung tâm vùng khác trong cả nước.
 
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các tuyến chính ra, vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị và các cầu lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Các khu nhà trọ dành cho công nhân rất thiếu thốn, chật hẹp và ANTT không đảm bảo
Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh...) cho lao động các khu công nghiệp.
 
Xây dựng đề án đầu tư khắc phục quá tải bệnh viện
 
Đối với hạ tầng y tế, xây dựng đề án đầu tư khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện đa khoa tuyến cuối gắn với việc hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; tập trung đầu tư phát triển thêm các cơ sở bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư hoàn thành xây dựng cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi, ...tại các tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn...

Bách Thảo

6/12/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra nghị quyết về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản

Theo cổng thông tin từ điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Nghị quyết  15/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-1-2012 Hội nghị lần thứ tư BCH T.Ư Đảng (khóa XI). Nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trước hết trong cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...

Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản
 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì việc xây dựng và thực hiện cải cách chế độ tiền lương, nhà ở đối với cán bộ, công chức, viên chức, chống bình quân, cào bằng, đặc quyền, đặc lợi.
 
Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản
Thanh tra Chính phủ chủ trì sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về việc thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
 
Rà soát, đề xuất loại bỏ cơ chế, chính sách không còn phù hợp cản trở việc thực thi công vụ
 
Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu với cấp ủy đảng cùng cấp ban hành các nghị quyết, chỉ thị về những chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện tốt công tác cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra trong triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về xây dựng Đảng hiện nay.
 
Bộ Nội vụ được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước. Rà soát, đề xuất loại bỏ những cơ chế, chính sách không còn phù hợp cản trở việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức và các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, công dân.
 
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
 
Cụ thể hóa các quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản pháp luật liên quan nhằm loại trừ khả năng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và người thân lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi dưới mọi hình thức.
 
Thông tin tuyên truyền lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực
 
Nghị quyết cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chủ trì thực hiện nội dung xây dựng quy định về việc công khai chế độ, chính sách để nhân dân giám sát và hướng dẫn dư luận xã hội hiểu đúng về những chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.
 
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì ban hành quy định chấn chỉnh hoạt động báo chí tuyên truyền; quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet, các mạng xã hội và blog cá nhân. Đồng thời, chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
 
Bách Thảo

6/11/2012

Đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giúp nông dân thoát “thương lái lừa Trung Quốc”


Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra tình trạng  thương lái Trung Quốc đặt mua hàng khối lượng lớn nhưng rồi "một đi không trở lại", hay lúc đầu cố tình đẩy giá mua lên cao để kêu gọi đại lý gom hàng, đến khi các đại lý gom hàng số lượng lớn thì bỏ đi hay tìm cách ép giá...Khiến nông dân Việt Nam ở nhiều vùng lâm vào  cảnh bi đát

Chiêu tạo lòng tin để lừa đảo của thương lái Trung Quốc

Những chiêu thức như thế được các thương lái Trung Quốc áp dụng liên tục. Đầu tiên là nông sản buôn bán tiểu ngạch qua biên giới; rồi họ lấn dần vào tận Năm Căn - Cà Mau mua cua, sầu riêng Tam Bình (Tiền Giang), khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long), khóm ở Tân Phước (Tiền Giang). Nay thương lái Trung Quốc tiếp tục "ra chiêu" với âm mưu muốn thôn tính luôn thạch dừa Bến Tre...
Cần nhắc lại những thương vụ khó hiểu của thương lái Trung Quốc mà ai cũng phải đặt vấn đề “có gì đó bất thường”. Những năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam mua mèo với giá cao, hậu quả là mèo gần như biến mất, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, ảnh hưởng nặng đến mùa màng. Đến năm 2002-2003, thương lái Trung Quốc lại giở chiêu trò mua móng trâu với giá cao, gây ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc...Còn nhiều nữa những phi vụ khó hiểu, bất thường do thương lái Trung Quốc gây ra. 
Thương lái Trung Quốc ung dung “chỉ đạo” thu mua cá tươi tại Nha Trang
Làm sao tránh” thương lái lừa” 

Chính phủ, Chính quyền địa phương 

- Người dân đang bức xúc, phải làm gì đó để chặn đứng, ngăn ngừa những câu chuyện bất thường từ một số thương lái Trung Quốc. Chúng ta không nghĩ đến chuyện cấm cản khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Nhưng mở cửa cũng không có nghĩa là mở toang, mà tất cả đều phải tuân theo pháp luật, đó là những gì chúng ta đã cam kết với thế giới. Người dân hoan nghênh những thương nhân nước ngoài làm ăn theo đúng pháp luật Việt Nam, nhưng họ cũng muốn nhanh chóng phải loại bỏ những người làm ăn chụp giật, lừa đảo; những kẻ thiếu đạo đức kinh doanh, kiếm tiền hoặc làm giàu từ hoạt động bất chính.

- Nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, người dân vẫn tự lo đầu vào và đầu ra. Với đầu ra, hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái thì đâu cứ thương lái nước ngoài mới ép giá mà thương lái trong nước cũng vậy. Không thể trách nông dân vì sau bao ngày chăm sóc ai cũng muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhanh nhất. Một khi nhà máy chế biến nông sản trong nước không bắt tay liên kết với nông dân để xây dựng vùng trồng, bao tiêu đầu ra với giá cả hợp lý thì đừng nên trách sao nông dân bán cho thương lái Trung Quốc trong khi nhà máy mua không đủ nguyên liệu chế biến. Nếu không có ràng buộc thì bán cho ai cũng là bán, tất nhiên người dân sẽ chọn người trả giá cao hơn.
thương lái Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam trộn gạo trắng thường với gạo
 thơm theo tỉ lệ 50:50 rồi mua về nước bán với mác gạo thơm 
- Hệ thống luật pháp của chúng ta không thiếu hoặc lỏng lẻo đến mức không thể trị được những thương nhân nước ngoài làm ăn chụp giật. Vấn đề là phải nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương. Nếu quản lý đúng pháp luật thì chẳng ai có thể liên tục lừa lọc. Chắc chắn khi các cơ quan chức năng sâu sát, cảnh giác và kiên quyết hơn, mọi người dân sẽ cộng tác để cùng vạch mặt những thương nhân nước ngoài không tuân thủ luật pháp. Ngay lúc này, hệ thống khuyến nông cũng sớm vào cuộc để tư vấn, trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết, giúp họ trở thành người đầu tiên phát hiện những “chiêu, trò” lừa đảo của một số thương nhân bất chính.

- Việc quản lý cách thức thanh toán trong hoạt động XNK còn thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở trong hoạt động thương mại của nông dân và chủ đại lý Việt Nam với thương nhân Trung Quốc. Vì vậy, các ngành chức năng địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc thu mua hàng hóa “bất thường” này. Đồng thời, cần có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng nhằm giữ giá ổn định, tránh tranh mua giành bán. Để quản lý hoạt động thu mua nông, thủy sản tốt, các cơ quan chức năng và DN phải nghiêm chỉnh thực hiện nghiêm túc Quyết định 80 của Chính phủ thông qua các hợp đồng để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông, thủy sản ở ĐBSCL.

- Không thể coi việc thương lái Trung Quốc đến tận ruộng Việt Nam mua gom nông sản rồi đưa về nước trong một thời gian dài là điều bình thường trong thương mại tự do. Càng không thể coi hàng loạt vụ quỵt nợ khi thương lái Trung Quốc lật kèo, hoặc một đi không trở lại để người dân lãnh mọi hậu quả là cái giá phải trả khi trước đó chính họ đổ xô đi trồng.

- Trách nhiệm của các cơ quan chức năng địa phương ở đâu khi họ để thương lái Trung Quốc tùy tiện buôn bán trên địa bàn mà họ quản lý? Bên cạnh chính quyền, tại các địa phương đều có nhiều tổ chức gắn liền với người dân như hội nông dân, hội làm vườn...nhưng các hội này chưa phát huy vai trò khuyến cáo hay hỗ trợ nông dân.

- Đến nay, chính quyền địa phương nơi có thương lái Trung Quốc đến mua gom nông sản vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khuyến cáo bà con nông dân cảnh giác trong buôn bán với thương lái nước ngoài. Cách làm này từ trước đến nay đều không có tác dụng, không kiểm soát được người mua là ai thì khi xảy ra tranh chấp người dân phải lãnh hết hậu quả. Tất nhiên, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng khó có thể giúp từng nông dân riêng lẻ trong việc ký hợp đồng buôn bán với thương lái. Nhiều nông dân của Việt Nam  còn chưa đọc thông viết thạo thì làm sao có đủ khả năng đàm phán hợp đồng. Do đó, rất cần thiết phải tổ chức lại sản xuất, liên kết nông dân vào các tổ chức hợp tác xã kiểu mới để tổ chức này đại diện cho nông dân đàm phán hợp đồng với các đối tác. Từ nhu cầu của khách hàng, hợp tác xã sẽ triển khai đến các xã viên để sản xuất theo hợp đồng. Có như vậy, sản phẩm của người dân làm ra được bao tiêu với giá cả hợp lý và quyền lợi của nông dân mới được đảm bảo trong trường hợp có tranh chấp.

- Để tránh những chuyện đáng tiếc lặp lại, chính quyền địa phương cần phải kiểm soát được những thương lái nước ngoài để buộc họ làm ăn theo đúng pháp luật Việt Nam, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và hạn chế rủi ro cho nông dân. Các tổ chức đoàn thể tại địa phương phải góp sức khuyến cáo bà con nên buôn bán có hợp đồng, không chạy theo phong trào để rồi tiền mất tật mang.

Nông dân 

Việc giữ thị trường Trung Quốc là rất cần thiết, tăng cường làm ăn với thương nhân Trung Quốc cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, khi làm ăn với Trung Quốc, Nông dân Việt Nam phải luôn "cảnh giác”, "cẩn thận” ở trong đầu là không thừa chút nào. Không nên cả tin, chạy theo lợi nhuận trước mắt, để rồi bị mắc bẫy của thương lái Trung Quốc. Nếu khi giao dịch mua bán không chịu làm hợp đồng rõ ràng cụ thể, không tìm hiểu kỹ nguồn gốc, địa chỉ của đối tác phía Trung Quốc, cuối cùng gánh chịu nhiều thiệt hại.

Bạch Dương 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vĩnh Long cần tiếp tục bứt phá vươn lên


Bên cạnh lợi thế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển. Do vậy, bằng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của mình, Vĩnh Long cần tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương về sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến… để tiếp tục bứt phá vươn lên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dịp về dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6. 

Đánh giá cao những kết quả mà Vĩnh Long đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua. Trong điều kiện khó khăn, thách thức của năm 2011, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2011. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bên cạnh lợi thế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội kém phát triển. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cần hết sức quan tâm đầu tư tới kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển... 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Vĩnh Long cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; quan tâm hơn nữa tới đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Bạch Dương 

6/09/2012

Hoạt động, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật trong tuần 2/6/2012


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam, Armenia sớm thiết lập cơ chế hợp tác song phương...Đánh giá việc quy hoạch, thành lập, hoạt động của các khu kinh tế; tăng cường xử lý hành vi chạy xe quá tốc độ, quá tải trọng, uống rượu bia lái xe; đảm bảo tiến độ các dự án cấp điện cho miền Nam...là những thông tin hoạt động, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ đã được nhân dân quan tâm theo dõi trong tuần từ ngày 4-8/6/2011.

Việt Nam-Armenia sớm thiết lập cơ chế hợp tác song phương

Hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Armenia Serzh Sargsyan, thăm chính thức nước ta vào ngày 8/6, tại Trụ sở Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp tác song phương, tạo điều kiện tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều. Đồng thời tăng cường trao đổi đoàn các cấp, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai nước thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, hai bên sớm thiết lập các cơ chế hợp tác song phương phù hợp nhằm phối hợp triển khai hợp tác hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, du lịch…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào mừng Tổng thống Serzh Sargsyan sang thăm chính thức Việt Nam
Gắn kết hiệu quả đối ngoại nhân dân và ngoại giao Nhà nước

Làm việc với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam vào ngày 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương mở mặt trận đối ngoại nhân dân là chủ trương hết sức đúng đắn và sáng tạo của Đảng. Cùng với hoạt động ngoại giao Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như đóng góp vào thành tựu xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước ngày nay, làm cho bạn bè quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam. Cần gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân với ngoại giao Nhà nước, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
Đề nghị Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, chiều 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng với phía Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và ứng phó các vấn đề toàn cầu và khu vực như chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an toàn và an ninh biển, ứng phó biến đổi khí hậu cùng những lĩnh vực khác vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước. Để phục vụ mục tiêu này, Chính phủ Mỹ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta
 Chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ 

Đảm bảo tiến độ các dự án cấp điện cho miền Nam

Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án đường dây truyền tải cấp điện cho miền Nam giai đoạn sau năm 2013. Đồng thời, phải có biện pháp xử lý đối với các trường hợp xây dựng nhà, công trình trái phép trên tuyến đường dây.

Theo kế hoạch, các dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông và dự án đường dây 220kV Đăk Nông - Phước Long - Bình Long cần đảm bảo đúng tiến độ để cấp điện cho miền Nam giai đoạn sau năm 2013 theo chỉ đạo tại văn bản số 1838/TTg-KTN ngày 10/10/2011.
Hỗ trợ kinh phí nâng cấp 2 tuyến đường vận chuyển bôxít
Thủ tướng vừa đồng ý cho TKV hỗ trợ kinh phí nâng cấp 2 tuyến đường tỉnh lộ 725, tỉnh lộ 769 vào việc vận chuyển bô xít của TKV.
Đảm bảo tiến độ các dự án cấp điện cho miền Nam
Kinh phí cho Dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được hoạch toán, phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong thời gian 5 năm. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn, xử lý cụ thể, đảm bảo việc hỗ trợ, sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm.

Gần 200.000 tỷ đồng phát triển hệ thống đường sắt

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012- 2015. Theo đó, năm 2015, lượng luân chuyển hàng hóa đạt 27.424 triệu tấn.km, lượng luân chuyển hành khách đạt 27.774 triệu hành khách/km; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm trở lên.

Về hạ tầng kết cấu đường sắt, Tổng công ty sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I, ưu tiên hoàn thành cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống nhất tốc độ kỹ thuật tối đa 120 km/h với tàu khách và 80 km/h với tàu hàng và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm nâng cao năng lực vận tải và an toàn tàu chạy tàu. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng; khi điều kiện cho phép thì triển khai một số đoạn, tuyến được lựa chọn. 
Đoàn tàu Thống Nhất
Triển khai thực hiện và đưa vào khai thác từng phần tiến tới toàn bộ tuyến đường sắt đô thị số 1 tại thủ đô Hà Nội, đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng tại Thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Nội Bài. Xây dựng ga Hà Nội thành ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, vừa là trung tâm dịch vụ đa năng. Tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 dự kiến khoảng 199.598 tỷ đồng.

Quản lý ô nhiễm KCN lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục “Dự án quản lý ô nhiễm Khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với tổng kinh phí là 58,85 triệu USD, trong đó nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 55 triệu USD. Vốn đối ứng bằng tiền mặt và hiện vật (tương đương 8,85 triệu USD) được bố trí theo quy định hiện hành.

Mục tiêu của Dự án quản lý ô nhiễm Khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy nhằm tăng cường thiết chế quản lý, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp tại các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai và Nhuệ - Đáy; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp thuộc 2 lưu vực sông nêu trên đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.

Hơn 60.000 tỷ đồng điều chỉnh dự án thủy điện Sơn La 

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định tạm phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng. Dự án Thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia, là bậc thang thứ 2 trên sông Đà (trên là thủy điện Lai Châu, dưới là thủy điện Hòa Bình), với công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW), có công trình chính đặt tại tuyến Pa Vinh thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Toàn cảnh công trình thuỷ điện Sơn La
Cảnh sát biển được hưởng chế độ ưu đãi từ 1/8

Kể từ ngày 1/8 tới đây, những người công tác trong lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo Quyết định 25/2012/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng ký ban hành hôm 4/6.
Theo đó, hằng tháng các trường hợp nêu trên được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm tại hải đảo. Phụ cấp được tính theo hệ số lương so với mức lương tối thiểu chung và mức hưởng tùy theo thời gian làm việc của mỗi người.

Cụ thể, người làm đủ 5 năm đến 10 năm hưởng hệ số 0,2; đủ 10 năm đến dưới 15 năm hưởng hệ số 0,3 và người làm đủ 15 năm trở lên hưởng hệ số 0,4. Thời gian tính hưởng phụ cấp trên là tổng thời gian công tác ở các đảo, nếu có gián đoạn thì được cộng dồn. Ngoài ra, trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, các đối tượng trên cũng được phụ cấp đặc thù 150.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển.

Hỗ trợ tiền cho thôn, bản giữ rừng đặc dụng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 24 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Theo Quyết định này, Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để ban quản lý rừng đặc dụng chủ động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng.
Hỗ trợ tiền cho thôn, bản giữ rừng đặc dụng
Mức tính 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích được giao (mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Đồng thời, ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn, bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.

Điều chỉnh tái định cư Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa cho phép điều chỉnh khu tái định cư Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa, tỉnh Hà Tĩnh theo mô hình đô thị loại IV, đối với diện tích 370 ha đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đối với diện tích 266 ha còn lại, Thủ tướng đồng ý UBND tỉnh Hà Tĩnh điều chỉnh thiết kế theo tiêu chí nông thôn mới có tính đến phát triển đô thị trong tương lai.

Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính tìm nguồn tạm ứng cho tỉnh Hà Tĩnh 650 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án trên. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm phê duyệt theo thẩm quyền, đúng quy định.

Lập Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh 

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, các chương trình, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh... Cơ cấu thành viên của Hội đồng có 43 người do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Hội đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31-5-2012.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Hội đồng
Nhân sự Hội đồng thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam

Tại Quyết định 655/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Hoàng Quốc Lâm, đại diện phần vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa, Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa, giữ chức Thành viên Hội đồng Thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Vừa qua đề án “Tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đến năm 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực về bảo hộ quyền tác giả
Theo đó, sẽ từng bước ban hành các quy định về biểu giá, phương thức thanh toán tiền bản quyền; quy định về hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan... Bên cạnh đó, nâng cao năng lực của hệ thống tổ chức đại diện tập thể, xây dựng và hoàn thiện trang web, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu để quản lý tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo tiêu chuẩn quốc tế... Đây là hành lang pháp lý để quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cam kết quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan...

Bách Thảo 

6/08/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo một số việc cấp bách về bảo đảm trật tự ATGT


Trước tình hình tai nạn giao thông trên cả nước thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường bộ, đường sắt. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế, giảm tai nạn giao thông. 

Ngày 7/6, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 775/CÐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Theo đó, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế, giảm tai nạn giao thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24-8-2011 của Chính phủ. 

Tăng cường xử lý hành vi chạy quá tốc độ, quá tải trọng, quá số người quy định 
Tăng cường xử lý hành vi chạy quá tốc độ, quá tải trọng, quá số người quy định 
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương chỉ đạo: các lực lượng chức năng của địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát, duy trì lực lượng thường xuyên trên các tuyến trọng điểm, bảo đảm quân số ứng trực 24/24 giờ; phối hợp ngành đường sắt triển khai ngay các biện pháp bảo đảm An toàn Giao thông tại các vị trí đường ngang đường sắt; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp các lực lượng cảnh sát và các cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông như điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định; chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép của phương tiện, của cầu đường; chở quá số người quy định...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và các lực lượng khác huy động nhân lực, tăng cường trang thiết bị tổ chức đợt hoạt động cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với người điều khiển phương tiện vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự An toàn Giao thông. 

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải có các biện pháp duy trì chế độ bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm tình trạng phương tiện tốt; nghiêm cấm việc chạy theo lợi nhuận đưa phương tiện không đủ điều kiện an toàn vào sử dụng.

Bách Thảo 


6/07/2012

Việt Nam gửi thông điệp gì tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?


Đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ độc lập tự chủ, hoàn toàn không lệ thuộc vào nước khác, không đi với nước này chống nước kia”. Đây là thông điệp được Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đưa ra trong cuộc gặp người đồng cấp Mỹ, ông Leon Panetta.

Mỹ là nước bạn từ xa đến, đang sẵn sàng thúc đẩy các mối quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới. Ông Panetta cho biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này là làm bất cứ điều gì có thể củng cố, tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Rồi đây Việt - Mỹ có thể trở thành đối tác trong TPP (Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương). Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Việt Nam vừa qua đã thực hiện cuộc dừng chân có ý nghĩa tượng trưng cao tại cảng Cam Ranh, một trong các cảng nước sâu quan trọng nhất châu Á. 

Hợp tác an ninh hàng hải sẽ là một nội dung quan trọng trong thế kỷ biển xanh trở thành biên giới mới của hợp tác quốc tế. Từ năm 2003, 20 tàu của hải quân Mỹ đã cập cảng của Việt Nam. Ngành dịch vụ cảng Việt Nam đã thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Cần đưa các hợp tác kỹ thuật lên quy mô lớn hơn, linh hoạt hơn nữa, sinh lợi hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Việt Nam không liên minh với nước này chống nước khác...“Với tinh thần muốn làm bạn, đối tác tin cậy của các nước, Việt Nam quan hệ tốt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, trong đó xác định quan hệ với Trung Quốc và Mỹ là quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài”. Đây là nguyên tắc đối ngoại quốc gia của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đang  tận dụng các cơ hội mới để mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước và sức mạnh kinh tế quốc gia; bên cạnh mở rộng đối tác chiến lược với Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và quan hệ với các quốc gia khác. Vận dụng điều Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu năm 1947, “làm bạn với mọi nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”

Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự 

Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc trong 4 ngày, từ 22 đến 25/8, chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra tại Hà Nội giữa tháng 10 tới. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. “Đó là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Như vậy, không chỉ với Mỹ, Việt Nam cũng sẽ không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào.
Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tái khẳng định
chính sách ba không trong chính sách quốc phòng của Việt Nam .
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết quan hệ quốc phòng Việt Nam -Trung Quốc đang có bước phát triển tốt đẹp. Giao lưu giữa hai bên diễn ra thường xuyên, liên tục. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tháng 4 vừa qua đã có chuyến thăm đến Trung Quốc. Cuối năm nay, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4, và đây là lần đối thoại cấp thứ trưởng đầu tiên giữa hai bên.

Bạch Dương 

6/06/2012

Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 6 tháng đầu năm 2012


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xủ lý vụ Tiên Lãng, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20,  đưa ra sáng kiến tại Hội nghị Mekong- Nhật Bản, chia sẻ kinh nghiệm ở WEF Đông Á 2012...Là những thông tin hoạt động của Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2012.

Tháng 1

Đề nghị Mỹ tăng cường hợp tác, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh 

Tại buổi tiếp Đoàn 4 Thượng Nghị sỹ Mỹ do thượng Nghị sỹ John McCain dẫn đầu tới Việt Nam, vào chiều 19/1. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam tiếp tục coi Mỹ là một trong những đối tác hàng đầu; mong muốn hai nước nâng quan hệ lên tầm cao mới; nhấn mạnh trong thời gian tới hai bên cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; đề nghị các Thượng Nghị sỹ tác động để Chính phủ Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường và trao đổi quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam; tăng cường hợp tác và hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh, nhất là vấn đề xử lý hậu quả chất độc da cam/dioxin, hỗ trợ Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thượng Nghị sỹ John McCain 
Tháng 2

Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng: Xử lý nghiêm sai phạm của chính quyền địa phương

Việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) là trái pháp luật. Việc lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn có dấu hiệu vị phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như vậy tại phiên kết thúc cuộc họp về vụ Tiên Lãng chiều 10/2. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Thành phố Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và làm thủ tục cho ông Vươn sử dụng đất thoe đúng quy định của luật đất đai. 

Đối ngoại nổi bật: Trong tháng 2/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Iran, Angola, Litva, Hoa Kỳ, Pháp, Lào, Colombia, Italia, Bhutan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về vụ Tiên Lãng
Tháng 3

Việt Nam tích cực triển khai cam kết về sử dụng năng lượng nguyên tử 

Trong 2 ngày 26 và 27/3/2012, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai đã diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Cùng với lãnh đạo các nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất trí Thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị; khẳng định những phương hướng và biện pháp tổng thể nêu trong Thông cáo chung là các cam kết chính trị sẽ được các nước thực hiện trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với khả năng của mình; khẳng định quan điểm của Việt Nam mong thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia và phát huy vai trò trung tâm của các thể chế đa phương toàn cầu như Liên Hợp Quốc, IAEA trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân; tăng cường mối liên kết giữa hệ thống ứng phó an ninh an toàn hạt nhân quốc tế và hệ thống điều phối nhân đạo quốc tế để sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp. 

Đối ngoại nổi bật: Trong tháng 3/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp lãnh đạo cấp cao các nước Tổng giám đốc FAO, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Lào, Nhật Bản, Myanmar, Cộng hòa Séc, Chile, Argentina, Hàn Quốc, Pháp...Bên lề  Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Thủ tướng Pháp Francois Fillon, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle và Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Uri Rosenthal, Thủ tướng New Zealand John Key, Phó Thủ tướng Vương quốc Anh Nick Clegg, Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gillani, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak.
Việt Nam tích cực triển khai cam kết về sử dụng năng lượng nguyên tử
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc FAO.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak
Tháng 4 

Xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và liên kết chặt chẽ

Trong phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh một số vấn đề lớn về xây dựng Cộng đồng ASEAN; triển khai kế hoạch kết nối ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển và triển khai thực hiện sáng kiến liên kết ASEAN...
Về chủ đề “ASEAN: một Cộng đồng, một Vận mệnh”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ đề của năm 2012 như nước Chủ tịch Campuchia đã xác định; nhất trí Hội nghị Cấp cao ASEAN 20 sẽ thông qua Tuyên bố Phnôm Pênh “ASEAN: một Cộng đồng, một Vận mệnh.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 20
Sáng kiến của Thủ tướng được ủng hộ tại Hội nghị Mekong- Nhật Bản 

Tham dự Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản ngày 21/4, tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác Mekong – Nhật Bản cũng như vai trò của cơ chế này đối với sự thịnh vượng, ổn định, phát triển bền vững của khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung.

Về định hướng hợp tác, Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác giai đoạn tới cần ưu tiên hơn nữa các hoạt động cụ thể hỗ trợ các nước ứng phó lũ lụt, thiên tại….tìm giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong. Theo đó, trước mắt cần ưu tiên nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, tổng thể các tác động đến môi trường và nguồn nước của việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong, trong đó có tác động của thuỷ điện trên dòng chính. Thủ tướng cũng đưa ra sáng kiến về phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong.

Đối ngoại nổi bật: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp và gặp lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Singapore, Rumania, Đông Uruguay, Lào, Anh,  Bulgaria, Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị
Tháng 5 

Phóng thành công vệ tinh VINASAT-2

Nhấn mạnh sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT - 2 lên quỹ đạo ngày hôm này là bước khỏi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương đưa VINASAT - 2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả vệ tinh và cùng với VINASAT - 1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo...hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
VINASAT -2 đã được phóng thành công
Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm ở WEF Đông Á 2012

Tại diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á năm 2012 (WEF Đông Á 2012) tổ chức tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, chiều và tối 31/5. Đề cập tới chủ đề trọng tâm của Hội nghị là tăng cường hợp tác, kết nối khu vực như một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Á và góp phần tạo nên sự năng động của khu vực...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng, nhất là: Phát huy các khuôn khổ hợp tác ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm (như ASEAN + 1, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á...); đảm bảo "tính đồng bộ" trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và đảm bảo hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường "tính thích ứng" của hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, đảm bảo an ninh nguồn nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ kinh nghiệm ở WEF Đông Á 2012
Trong tháng 5/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời ban hành Nghị quyết riêng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo cấp cao các nước Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Công quốc Liechtenstein, Myanmar, Nhật Bản, Áo


Tháng 6

Đề nghị Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, chiều 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng và mong muốn Mỹ với tư cách cường quốc châu Á - Thái Bình Dương sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta.
Thủ tướng đề nghị hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước. Để phục vụ mục tiêu này, Chính phủ Mỹ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh.


Bạch Dương 

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger