4/09/2013

Hãy để cho Nhật Nam được yên!


Những ngày qua, dự luận ồn ã xung quanh clip của báo Tuổi trẻ phỏng vấn em Đỗ Nhật Nam, một tài năng 12 tuổi của Việt Nam. Nổi lên đó là 3 luồng ý kiến khác nhau. Một phía ủng hộ, một phía phản đối và một phía khác, “ném đá” Nhật Nam.

Đỗ Nhật Nam
Đỗ Nhật Nam

Phía ủng hộ thì cho rằng em đã bằng phong tái tự tin, có phần hơi “tây”, Nam đã trả lời chững chạc lưu loát, không né tránh, đi thẳng vào câu hỏi với những câu trả lời tuyệt vời mà không phải bất cứ người lớn nào cũng có được.

Ngược lại, phía không đồng tình thì cho rằng em già dặn, “không có tuổi thơ”, kiêu sớm, phong thái thì có vẻ “vô lễ” khi trả lời không nhìn vào người phỏng vấn… Đặc biệt là em thẳng thắn bày tỏ một quan niệm khá bất ngờ: “Em không đọc truyện tranh vì mẹ em nói truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn".

Trong một cuộc phỏng vấn khác, em còn không ngần ngại bày tỏ khi lớn lên sẽ là giáo sư ở những trường đại học danh tiếng của Mỹ và sau đó trở về Việt Nam.

Có lẽ cũng cần nói qua về Đỗ Nhật Nam dù nhiều người đã biết. Nam là gương mặt quen thuộc đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, từng là MC cho chương trình Chúc bé ngủ ngon (VTV3), Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé (VTV2), là MC, “ca sĩ nhí”, “giáo viên” dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ đang điều trị tại khoa ung bướu Bệnh viện Nhi Trung ương. 

Nam có năng khiếu đặc biệt về ngoại ngữ. Năm 7 tuổi, chỉ trong một thời gian rất ngắn, Nam hoàn thành xong hai chứng chỉ Starters, Movers của ĐH Cambridge với số điểm tuyệt đối. Cậu bé cũng có điểm số thi TOEIC 940/990, IELTS 6.5/9.0. Một thành tích là niềm ước ao của hầu hết sinh viên đại học.

Trở lại với cuộc tranh luận gần đây, trước hết bỏ qua những bình luận nặng vì ghen ghét, đố kị bởi “ném đá” một đứa trẻ với bất kỳ lý do gì đều là thiếu sự cảm thông và có phần nhẫn tâm. Hai luồng ý kiến còn lại đều có lý do để tồn tại.

Về luồng ý kiến không đồng tình với Nhật Nam, có lẽ bởi họ sống khác với em, có những quan niệm khác, tư duy khác, phong thái khác… Họ không chấp nhận chỉ vì em “già dặn” quá, không giống như tuổi thơ của họ, không giống với những gì họ đã nhìn, đã thấy, đã biết. Họ muốn Nhật Nam phải”khéo léo”, phải mềm mỏng, phải ngây thơ, phải khiêm tốn kiểu “ngu thần xin có thiển kiến” vân vân và vân vân.

Ngược lại, những người ủng hộ em thì ca ngợi hết lời, thậm chí có nhiều người còn coi em là thần đồng. Họ lập luận rằng tại sao lại bắt Nam phải thế này, thế khác? Tại sao Nam phải thích truyện tranh như tất cả những trẻ em khác mà không ngược lại? Em thích cái này hay cái kia, ghét cái này hay cái nọ là quyền của em. Về phong thái, tại sao lại bắt em phải khép nép trước một đối tượng phỏng vấn em bởi trong sự việc này, em là đối tượng chính.

Xin được trích nhận xét của cô giáo Nhật Nam trên BLOG Trang Hạ: “Cần cù, ham học học, lễ phép, cầu tiến và vô cùng thông minh. Đối với các bạn trong lớp, Nam cũng rất hòa đồng và chưa học sinh nào phàn nàn về Nam cả...”.

Cũng tại trang BLOG này, cô giáo của Nhật Nam còn kể lại khi em diễn thuyết tại trường Đại học Cambridge danh tiếng Anh quốc đã khiến vị hiệu trường trường vô cùng lúng túng và phải thốt lên: “Một bộ óc tuyệt vời trong một cậu bé đáng yêu”.

Câu hỏi đặt ra ở đây là nên hành xử đối với sự việc này như thế nào? Theo chúng tôi, có lẽ cách hành xử tốt nhất hiện nay là tôn trọng em một cách đúng mức.

Về những người không đồng tình, nên chấp nhận sự đa dạng, đa chiều của cuộc sống. Không phải cái gì khác mình, không như mình nghĩ, không theo ý mình, không có trong tiền lệ thì cái đó là sai, là xấu…

Đối với những ai ủng hộ Nhật Nam, cũng cần có sự bình tĩnh. Hãy để em tự do phát triển tài năng và hỗ trợ cho sự phát triển đó nhưng không nên thái quá bởi những sự “tung hê” quá sớm không phải lúc nào cũng là điều tốt, nhất là khi Nhật Nam còn quá trẻ. Đặc biệt là không nên khoác cho em những danh hiệu như “thần đồng” bởi nhìn ở góc độ nào đó, đây là một gánh nặng.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có lần tâm sự với tôi đại để rằng, anh phải khoác “cây thánh giá thần đồng” như một gánh nặng tuổi thơ. Anh thèm khát được là đứa trẻ bình thường như hàng trăm những đứa trẻ của làng anh.

Quan điểm của bạn không biết thế nào còn với tôi, có lẽ điều tốt nhất lúc này là hãy để cho em được yên!

(Blog Dân trí)

3/26/2013

Bầy nhặng “đầu đen” làm báo


Những năm gần đây, sự phát triển bùng nổ của CNTT, báo mạng đã trở thành kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt là đối với giới trẻ trí thức.

Tuy nhiên, sự rẻ rúng của rất nhiều trang báo mạng, blog gần đây là điều đáng báo động và trăn trở đối với những người làm công tác báo chí, văn hóa và giáo dục. Những bài viết mang tính giáo dục, định hướng ngày càng ít so với những tin bài lá cải, các bài viết chỉ trích nói xấu, bôi nho hình ảnh của Đảng, Nhà Nước. Những ngôn từ trước đây chỉ có ở những trang “web đen” thì nay xuất hiện nhan nhản trên các trang báo mạng, blog thậm chí cả trên các trang báo lớn được coi là có uy tín.
Những bài viết về chuyện yêu đương, tình ái, đời tư của giới ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu luôn được cập nhật thường xuyên; những bài viết về bạo lực, mô tả chi tiết hành vì trả thù, giết chóc, trộm cắp của học sinh… cũng được các báo dùng để câu khách mà không biết mục đích giáo dục, tuyên truyền của nó là gì. Phải chăng đây là những bài viết hướng dẫn hay thông báo với độc giả rằng việc giết chóc, ái tình nhăng nhít là chuyện xảy ra thường xuyên trong xã hội?
Nhưng chuyện đó thì phần nào củng phản ánh thực trạng xã hội xảy ra, nghĩ cho cùng thì có thể chấp nhận được điều đó nhưng thực tế hiện nay điều mà chúng ta lo ngại là sự xuất hiện ngày càng nhiều các blog, các trang báo mạng viết bài có nội dung phản động, tuyên truyền những thông tin chống đối Đảng và nhà nước. Đi ngược lại lợi ích của cả dân tộc như Dân làm báo, Quan làm báo… các trang mạng xã hội khác.
Điều đó khiến chúng ta phải lo ngại về sự nhận thức thấp kém của những con người này trong xã hội ta?
Thật nhảm nhí khi báo chí, blog đua nhau giật tít cho chuyện cãi vã, nói xấu, tẩy chay nhau giữa những chuyện mà hiển nhiên là chân lý, là sự thật khách quan của dân tộc không thể bàn cải như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc chẳng hạn, sự tổ chức của Bộ máy nhà nước ta…
Điều đáng buồn là những tên viết bài ấy lại là những con người có học có hành tốt nghiệp những trường danh giá như báo chí, nhân văn , được đào tạo chính quy, bài bản nhưng lại quay đầu viết bài bôi nhọ Đảng, Nhà nước, thậm chí còn bội nhọ cả lạnh tụ của đất nước nữa, Thì đó là phản độnh chứ gì nữa? Điều đó, không thể nào chấp nhận được?
Đến đây, xin được hỏi những người “làm báo”, viết blog một câu rằng “các ông có hiểu như thế nào là báo chí, truyền thông  không?”
Theo tôi hiểu thì:
Bản chất của họat động báo chí, truyền thông.
Thứ nhất, là họat động thông tin – giao tiếp xã hội;
Thứ hai, là họat động liên kết (kết nối) xã hội;
Thứ ba, là họat động can thiệp xã hội.
Vậy, các ông nghĩ mình đang làm gì hả? có phải là tiến bộ, giúp ích cho xã hội này không hay chỉ là những trò lố bịch, giật tít nhau, gây hỏa mù  ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân, đúng là lũ thừa hơi ngồi lê đánh bệt”, không còn việc gì, đi nói xấu người khác, phá hoại!


Trong khi lãnh đạo và nhân dân cả nước đang chung sức phát triển công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước, mang lại cược sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân thì các trang mạng, blog ra sức công kích phá hoại điều ấy, cụ thể tôi xin đơn cử như các blog  Dân làm báo, Quan làm báo, Điếu Cày, … giống như một kiểu âm binh, con sâu chuyên đi đục khoét, phá hoại, là mối mọt, bầy nhặng đầu dên của xã hội ngày đêm muốn rắp tâm phái hoại với những lời lẽ của những con người phản động, trong đó không ít là các nhà báo lỗi lạc

Ở đây, tôi không đưa ra phán xét gì với người làm công tác báo chí, hay truyền thông cả vì mỗi bạn đọc đều có nhận xét của riêng mình. Đó là tự do “ ngôn luận” nhưng chúng ta ngôn luận phải trong khuôn khổ, mực thước của xã hôi.  Song hiện nay chúng ta không hề xa lạ với mấy chiêu trò rẻ tiền của một số blog như Dân làm báo, Quan làm báo,… liên tục tung những tin tức hỏa mù, không có thông tin kiểm chứng để đả kích lãnh đạo Việt Nam. Thế nhưng, điều gì liên quan đến tự tôn dân tộc thì nếu nó không phải là dân tộc Việt thì tôi sẽ không nói đến, còn nếu là người Việt thì phải trân trọng những gì mà cả dân tộc đang phải đấu tranh bảo vệ lãnh thổ chứ không phải ngồi đổng nói trống không mà chà đạp lên tinh thần dân tộc của người Việt Nam là việc không thể tha thứ!
Trong xã hội mà xã hội cùng bồng bềnh trong biển thông tin nhiễu loạn, người đọc nếu không chọn lọc thông tin, phân tích, bóc tách vấn đề một cách thấu đáo thì rất dễ bị sa vào cái bẫy do thế lực xấu đứng sau bày ra, vô tình trở thành con rối cho chúng giật dây.
Như vậy blog ấy có đáng được mang cái tên “Dân làm báo” hay không? Hay đây chỉ là cái mác để thực hiện các ý đồ đen tối? Chắc hẳn trong mỗi NGƯỜI DÂN YÊU NƯỚC chúng ta đã có câu trả lời!

QLB, DLB …. Một bọn sáo rỗng, vô học. Viết toàn câu từ cay nghiệt, mất dạy, chúng nó chả khác gì con nít, hay là bọn “đầu đàn ông nhưng mông đàn bà”, thừa hơi ngồi lê đánh bệt, không còn việc gì, đi nói xấu người khác, phá hoại!

Cái loại như chúng nó stop mẹ đi cho lành, càng post càng phơi bày sự bất lực. Có giỏi ra ngoài xã hội tìm cách mà đưa đất nước đi lên nhé! Thời gian chúng mày nên dành tạo ra của cải vật chất, phúc lợi xã hội đi! Đừng lên mà phơi bày sự ngu xuẩn, dốt nát nữa!
Chúng nó có câu: “Đừng nghe Đảng nói, hãy nhìn Đảng làm” << ngu xuẩn       
Còn với tôi: "Đảng dạy điều tốt, còn người thực hiện chưa được tốt mà thôi” Đảng là niềm tin tất thắng mãi mãi trong tim tôi.

Rồi ông phê phán qui định tại Điều 4 Hiến pháp: “Không có điều 4 thì đảng mất quyền lãnh đạo. Không phải vô cớ mà ông Nguyễn Minh Triết tuyên bố bỏ điêu 4 là tự sát. Đây là lối tư duy cực kỳ thiểu năng. Đất nước này chỉ có 1 đảng của các ông, ai vào đây làm thay các ông mà phải sợ mất quyền lãnh đạo? Ngược lại, các ông còn cố tình giữ điều 4 cực kỳ phản cảm, chỉ tổ phản tác dụng lại mà thôi”. Cần phải khẳng định cho ông hiểu rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử; Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, điều này được chính lịch sử cách mạng và nhân dân lựa chọn. Nếu ông chưa rõ điều này, ông có thể tìm hiểu lại lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đảng cầm quyền để không lạm quyền dẫn tới “độc tài” (như từ mà ông sử dụng trong bài viết của mình) thì Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động của Đảng không thể nằm ngoài luật, vì vậy qui định về vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4 Hiến pháp là tất yếu khách quan.

 Đây là vấn đề không cần phải bàn cãi. Vấn đề cần bàn ở đây là góp ý sửa đổi về trí, vai trò sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Đảng cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn mới. Ông hoàn toàn có thể góp ý về nội dung này.

Những điều ông xằng bậy cũng đủ người khác kinh tởm lắm rồi, chẳng ai tin ông đâu. Mong ông đọc, hiểu và đừng có viết lung tung, xằng bậy nữa. Không chỉ có tôi mà rất nhiều người sẽ phê phán nội dung bài viết và quan điểm nhận thức thấp kém của Ông đấy.

Linh BEO

10/15/2012

Quyết định bỏ phiếu ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra như thế nào?

Như tin trước Bồ Câu Đen đã đưa, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được 129/175 phiếu ủng hộ (~73,71%). “Người Đưa Tin” có sự nhầm lẫn khi cung cấp thông tin cho Bồ Câu Đen về lời phát biểu của 5 ý kiến yếu ớt, ông Nguyễn Tuấn Khanh (6 Khanh) Phó ban Tổ chức Trung ương là người nổ phát súng đầu tiên ủng hộ tuyệt đối đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ.


5 ý kiến yếu ớt đề nghị xem xét kỷ luật đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm có: đ/c Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ); đ/c Huỳnh Ngọc Sơn (Phó Chủ tịch Quốc Hội); đ/c Vũ Trọng Kim (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đ/c Vũ Trọng Kim là Ủy viên Trung ương Đảng “đậu vớt” trong kỳ bầu cử vừa qua); đ/c Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội) và đ/c Phan Văn Sáu (Bí thư Tỉnh ủy An Giang).

Sau phần phát biểu của các Ủy viên Trung ương, đ/c Trương Tấn Sang và đ/c Phạm Quang Nghị nhận thấy tình thế không còn thuận lợi nên đã đề nghị không bỏ phiếu (vì đã có quá nhiều ý kiến ủng hộ rồi). Nhưng, đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; đ/c Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh; đ/c Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đô đốc Hải Quân Nguyễn Văn Hiến; đ/c Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công An Tô Lâm kiên quyết yêu cầu bỏ phiếu để rõ ràng và công bằng. Được biết, trong quá trình bỏ phiếu, đ/c Trương Tấn Sang lặng lẽ rời Hội nghị khi chưa kết thúc với lý do gặp mặt các Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Hôm nay, Hội nghị Trung ương 6 họp ngày cuối cùng bàn về chủ đề Biển Đông và sẽ bế mạc vào lúc 18h.

Bồ Câu Đen: Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi thông tin và sẽ sớm công bố với bạn đọc.

Không thể xuyên tạc quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam không có bất kỳ ai bị bắt, giam giữ hoặc kiểm soát, truy bức vì lý do tôn giáo. Bất cứ ai theo tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, thờ cúng, tiến hành các nghi lễ tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật. Vậy mà, vẫn còn có những người phát biểu rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Có lẽ những người này đã không hiểu tình hình thực tế ở Việt Nam, nhầm lẫn việc lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật với “quyền tự do tôn giáo”, hoặc cố tình xuyên tạc quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam…


Trước hết, phải khẳng định rằng, bảo đảm tự do tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân là quan điểm cơ bản, nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ sau một ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 3-9-1945, chủ tọa phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới thành lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Từ đó đến nay, quan điểm ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành định hướng chung cho việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời kỳ cách mạng.

Hiến pháp - luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước ta đều khẳng định công dân có quyền tự do tôn giáo. Điều 70 của Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp hiện hành) nêu rõ “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua cũng đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

 Không chỉ được thể hiện bằng các quan điểm, đường lối, chính sách, quy định của pháp luật mà trên thực tế, quyền tự do tôn giáo của mọi công dân, của mọi tổ chức tôn giáo chân chính với hàng chục triệu tín đồ trên cả nước luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, tôn trọng và tạo điều kiện hoạt động, phát triển. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có gần 100.000 chức sắc tôn giáo, trên 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều công trình được trùng tu, xây mới. Tính riêng hai năm 2010 và 2011 đã có gần 500 công trình tôn giáo được xây mới, hơn 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản.

Mọi sinh hoạt tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào. Đặc biệt, những ngày lễ của các tôn giáo được tổ chức trọng thể theo đúng nghi thức tôn giáo, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng vào chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao việc Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào năm 2008, Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010...

Cùng với việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con giáo dân, đặc biệt là việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào.

Khách quốc tế khi đến đất nước Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường và các lễ hội được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự có sự tham gia đông đảo của người dân. Cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ, khi về thăm Việt Nam, chứng kiến sự thật về tự do tôn giáo tại đất nước của mình đã phát biểu: “Không phải riêng tôi, mà cả trăm, nghìn Việt kiều về thăm quê hương đều thấy chùa chiền được xây cất ngày càng nhiều, người đi chùa, đi nhà thờ đông nghìn nghịt, hoàn toàn không có sự cấm đoán. Nếu mà nói về tự do tôn giáo thì thật sự có tự do, không ai có thể chối cãi được”.

Năm 2009, Đoàn Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ do Phó chủ tịch M.L Cro-ma-ti dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Việt Nam đã nhận xét: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”.

Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Va-ti-căng Ba-lê-xtre-rô khi đặt chân tới Việt Nam hồi tháng 2 năm nay cũng ghi nhận: Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo của người dân.

Tiếc rằng, một số người, do chưa hiểu kỹ tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam đã có những thông tin sai sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

heo quan điểm của Liên hợp quốc trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 thì tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, nhưng quyền tự do tôn giáo không phải là tuyệt đối, mà là một quyền có giới hạn. Sự giới hạn đó là cần thiết nếu việc thực hiện quyền này xâm hại tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc quyền và tự do cơ bản của người khác. Nói cách khác, ở tất cả các nước, các loại hình tổ chức tôn giáo đều được tự do hoạt động nhưng phải trong giới hạn của pháp luật. Mọi hành vi hoạt động tôn giáo gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm đạo đức và các quyền của người khác…, đều bị cấm và nghiêm trị theo pháp luật. Những tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, giả danh tôn giáo, giáo phái cực đoan đều không được thừa nhận có tư cách và quyền như một tôn giáo.

Nước Mỹ luôn tự nhận là quốc gia bảo đảm về tự do tôn giáo, nhưng tại đây, nếu ai đó có những hành vi danh xưng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chống nước Mỹ đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật ở các bang bắt, xử lý nghiêm khắc. Mới đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree (tên thổ ngữ mà những người trong nhóm tự đặt ra) vì có hành vi chống lại chính quyền Mỹ. Nhóm Hutaree có trụ sở tại bang Michigan, đã lên kế hoạch giết một sĩ quan cảnh sát sau khi tấn công một đám tang, nhằm bắt đầu một cuộc nổi loạn, sử dụng vũ khí chống lại chính quyền Mỹ. Khi bị bắt, nhóm này xưng danh "chiến binh Thiên Chúa giáo" và nói rằng họ được quyền làm theo "Chúa".

Rõ ràng, tự do tôn giáo không thể đánh lận với một số đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Pháp luật ở Việt Nam và ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới đều có những điều, khoản khẳng định: Mọi công dân trong một quốc gia đều bình đẳng trước pháp luật. Khi phạm một tội thì dù công dân đó theo hay không theo tôn giáo cũng đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng.

Việc đánh giá hoạt động tự do tôn giáo phải dựa trên tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần, không nên chỉ nhìn vào một số đối tượng theo tôn giáo nhưng vi phạm pháp luật lại “chụp mũ” cho rằng nhà nước đó đã “đàn áp tôn giáo”. Những ai lợi dụng tôn giáo để gây mất ổn định xã hội, lật đổ chính quyền thì đều được coi là vi phạm pháp luật của quốc gia ấy và họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình.

Không thể xuyên tạc thực tế về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam./.

qdnd.vn

10/09/2012

Bà Đặng Thị Hoàng Yến là chủ xị của Quan Làm Báo

Giữa lúc Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong tuần họp thứ nhì, trang blog có nhiều bài về chính trị Việt Nam ‘Quan làm báo’ không còn cập nhật được ở địa chỉ quanlambao.blogspot như mấy tháng qua.


Chập tối hôm thứ Ba 9/10 giờ Việt Nam, người đọc khi bấm vào địa chỉ này được dẫn đến một tên miền khác là quanlambao.info và thấy một thông cáo của một nhóm người ẩn danh xưng là ‘đang sinh sống ở hải ngoại’ và cho đăng bài tấn công cựu dân biểu Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Những gì đăng tải tại đây cho rằng bà Hoàng Yến đứng đằng sau trang Quan làm báo nhưng cũng cảnh báo là họ đã “hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định”.

Trong phần ảnh đăng trong bài có cả nhiều ảnh của gia đình và con cái bà Đặng Thị Hoàng Yến chụp ở Hoa Kỳ.

Về quan điểm chính trị, thông báo của những người mà có vẻ đã chiếm địa chỉ của Quan làm báo chỉ tập trung vào bà Hoàng Yến để giải thích lý do việc làm của họ:

Trang quanlambao.info nay có bài phê phán nặng bà Đặng Thị Hoàng Yến

“Chúng tôi là những người sinh sống tại hải ngoại tuy chưa đồng tình với sự lãnh đạo hiện nay của Nhà nước Việt Nam nhưng cũng tuyệt đối không thể đồng tình với các hành động vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ nhằm đưa đất nước Việt Nam vào cảnh nguy cơ nồi da xáo thịt để thu lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích của bà.”

Tuy nhiên, các bài đăng trên quanlambao bộ cũ và cách viết trên bài mới nhất hôm 9/10 tìm cách quy bà Hoàng Yến là người đứng đằng sau trang web bị cho là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không dùng văn phạm theo cách các Việt Kiều ở Hoa Kỳ hay nơi khác thường dùng.

Trang Quan làm báo cho đến sáng ngày hôm nay vẫn còn các bài phê phán nặng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6 ở Hà Nội trước ngày bỏ phiếu quan trọng vào thứ Tư này.

Đây là cuộc bỏ phiếu các nhà bình luận bên ngoài cho rằng có tính quyết định với uy tín và vị trí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhóm điều hành kinh tế trong chính phủ của ông.

BBC chưa liên lạc được với bà Đặng Thị Hoàng Yến để hỏi về những diễn biến mới nhất liên quan đến bà.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC qua điện thư email trong tháng 9, bà nói bà không đứng đằng sau trang quanlambao.

Tin về trang blog, với nội dung chính công kích Thủ tướng, bị chiếm quyền kiểm soát đang thu hút dư luận trong tối ngày 9/10.

Một cây bút, Trương Duy Nhất, viết trên blog rằng bài viết mà hacker đang đưa ra “có nhiều hình ảnh riêng tư của con gái và người thân gia đình bà Yến bị tung lên theo lối bôi nhọ rất hạ đẳng”.

Theo BBC - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121009_quanlambao_new_move.shtml

Vạn Lý Hỏa Thành của Trung Quốc


Năm 2012, ngân sách của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa “giữ vững ổn định” lên tới 701.7 tỉ NDT ( tức 110 tỉ USD) lớn hơn cả ngân sách quốc phòng với 670.2 tỉ NDT ( tức 106 tỉ USD). Do đó, những người “chống cộng” cho rằng hóa ra kẻ địch lớn nhất của Chính phủ Trung Quốc chính là nhân dân Trung Quốc, mà không phải là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hay đối thủ cạnh tranh Mỹ.

Để duy trì ổn định chính quyền, ngoài những biện pháp duy trì trật tự an ninh xã hội thường thấy, Trung Quốc còn muốn khống chế một mặt trận quan trọng hơn. Mạng internet đã tạo ra không gian tồn tại cho những “ ý kiến khác biệt” với tuyên truyền của nhà nước, bắt đầu từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu thắt chặt kiểm soát ngôn luận trên mạng, giới cầm quyền đã thực thi ít nhất 37 pháp lệnh để tăng cường khống chế.

Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) trên mạng internet duy trì ổn định chính quyền

Trung Quốc lần đầu tạo dựng “Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) vào năm 1998 với một hệ thống kiểm tra, giám sát và những bộ lọc thông tin để ngăn cách cộng đồng mạng trong nước với những thông tin “không hữu hảo” đối với chính quyền Trung Quốc.

Từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã cho thành lập bộ phận giám sát hệ thống mạng tại hơn 700 tỉnh thành trên khắp đất nước. Năm 2002 Trung Quốc nghiên cứu phát triển thành công bộ lọc ngăn chặn các từ khóa tìm kiếm. Năm 2003, Trung Quốc quy hoạch các công ty mạng vào một công ước với cái tên “Công ước tự tôn trọng pháp luật của các công ty Internet Trung Quốc” với tất cả những công ty có tên tuổi lớn như Sina, Sohu, Yahoo chi nhánh Trung Quốc…Những công ty này kí vào “công ước” phải cam kết không phổ biến thông tin phi pháp, cũng như không được đăng tải, sáng tác những các văn bản, thông tin gây bất lợi đối với sự ổn định của chính quyền.

Từ năm 2003, Trung Quốc có hơn 200.000 tiệm internet, trong đó có hơn một nửa phải đóng cửa vì các hoạt động trấn áp “tự do ngôn luận” trên mạng, một nửa còn lại thì bị cài các phần mềm giám sát. Vì vậy, năm 2009 xuất hiện một thông tư “quái đản” gây bức xúc trong dư luận quy định máy tính bán ra được tặng kèm phần mềm “an toàn” với tên “Green Dam Youth Escort – 绿坝con đập xanh”.

Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu thực hiện đề án “Golden Shield – 金盾工程. Năm 2003, Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD thành lập cơ quan nhà nước với tên “Công trình tấm chắn vàng thuộc Hệ thống thông tin hóa công tác công an toàn quốc” thuộc đề án Golden Shield và được hoàn thành vào năm 2006. Giai đoạn 2 của “công trình” này vẫn đang được ráo riết tiến hành.

Golden Shield gồm các kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ, dùng tự động giám sát, nghe trộm nội dung các cuội gọi điện thoại, xem trộm, cắt đứt các hoạt động trên mạng của người dùng, thậm chí có thể giám sát, ăn trộm nội dung thông tin từ các kết nối Bluetooth hay Wireless…( chú thích: Các nguồn tin phương Tây cho rằng Vạn Lý Hỏa Thành là một công trình thuộc Golden Shield, tuy nhiên 2 chương trình này không phải cùng một Bộ phần điều hành. Golden Shield thuộc Bộ công an quản lí, còn Great Firewall thì được cho là thuộc Bộ an ninh quốc gia 国家安全部 và Ban tuyên truyền Trung ương 中共中央宣傳部quản lí)

Đội quân đánh thuê trên mạng

Theo nghiên cứu năm 2004 của Berkman Center thuộc Đại học Harvard, trung tâm này đã thử nghiệm 203,217 trang web, trong đó có 18,931 ( 9.3%) đã bị khóa bởi hệ thống tường lửa của Trung Quốc. Cư dân mạng Trung Quốc vì muốn thoát ra khỏi bức tường, đã sử dụng các phần mềm tương tự như Freegate – 自由门 để vượt qua sự kiểm duyệt.

Lấy BBS làm ví dụ, ở Đại học Bắc Kinh có giao diện diễn đàn với tên “rối như canh hẹ-一塌煳涂thường bàn luận các vấn đề phủ bại của Chính phủ cũng như thường có các ý kiến về dân chủ, nhân quyền, tới năm 2004 thì bị đóng cửa. Sau đó những diễn đàn có từ ngữ liên quan như “一塌 ” ” 煳涂” “一塌” “ytht” “yitahutu”  đều bị đóng cửa bởi bộ lọc kiểm duyệt, đồng thời các trường đại học ở Trung Quốc cũng công bố cấm thảo luận tới vấn đề “rối như canh hẹ” này.

Để gia tăng khống chế các diễn đàn BBS của các trường đại học, Bộ giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu đổi các diễn đàn BBS thành nơi giao lưu của các thành viên trong trường với danh tính thật, đồng thời áp dụng BBS của đại học Thanh Hoa là “Thanh Đại Thủy Mộc” làm mẫu, sau đó chính quyền tiếp nhận quyền quản lý diễn đàn này. Với tình hình đó, các diễn đàn BBS của các trường đại học khác không còn cách nào khác là đóng cửa.

Dùng công nghệ, kĩ thuật vào việc kiểm soát thông tin nhằm giữ ổn định cho chế độ là không xuể, đơn giản vì thế giới mạng là không có biên giới. Cho nên, Trung Quốc cũng đầu tư một lướng lớn nhân lực vào cuộc chiến khống chế tự do trên mạng.

Tháng 6/2012,một nghiên cứu của đại học Harvard có tên “"How Censorship in China Allows Government Criticism but Silences Collective Expression" đã chỉ ra: Chính phủ Trung Quốc đã huy động từ 20.000 tới 50.000 cảnh sát mạng cùng 250.000 tới 350.000 thành viên của “Ngũ Mao Đảng – Đảng 5 hào” sử dụng cho các chiến dịch trấn áp, khống chế trên mạng.

Những thành phần được gọi là “Đảng 5 hào” là tên gọi châm biếm của những “bình luận viên trên mạng” được chính phủ trả công cho công việc bút chiến. Mỗi còm trên mạng cho những bài văn có lợi cho chính quyền được trả công 5 hào( ½ RMB). Công việc của họ là chuyên phát tán những bài văn ca ngợi đảng hoặc chĩa mũi dùi, phê bình những ý kiến hoặc bài văn bất đồng chính kiến, phản đối. Mục đích là để thế giới mạng đạt tới mức độ “hài hòa”.

Ngoài nhân lực giám sát trên các trang mạng, còn phối hợp chặt chẽ với bên an ninh. Ví dụ vụ scandal của Bạc Hy Lai hồi tháng 3 đã dấy lên những bình luận náo nhiệt trên mạng. Trung Quốc đã khóa chức năng bình luận của nhiều trang mạng lại, đồng thời bắt giữ hàng nghìn blogger có phát ngôn “ảnh hưởng ổn định xã hội”. Năm 2011, họ cũng đã ngăn chặn mọi tin tức về cách mạng hoa Nhài ở Bắc Phi và các nước Arab không những trên báo chí, truyền thông mạng mà còn cả email, tin nhắn điện thoại. Thậm chí những bào báo có chữ “hoa nhài” cũng bị cắt bỏ.

Như vậy có thể thấy chính phủ Trung Quốc không chỉ trấn áp những tiếng nói trong nước, nghiên cứu của Harvard còn cho thấy Trung Quốc cũng trấn áp những tiếng nói từ bên ngoài. Bao gồm cả trang web của nhật báo Apple ở Hongkong.

Trung Quốc đổ nhiều tiền của vào công cuộc theo dõi, ngăn chặn mạng internet, mục đích là để trấn áp bất cứ tiếng nói khác biệt với chính quyền của bất cứ ai trên không gian mạng. Một ví dụ là trang mạng có liên hệ mật thiết với phần lớn chúng ta là facebook. Có thể bạn không tưởng tượng được mỗi ngày chúng ta đều cập nhật trạng thái mới nhất của bạn bè thì người Trung Quốc đa phần không biết gì về trang này. Chỉ có một số ít thông qua các phần mềm vượt tưởng lửa như Freegate để truy cập một cách chập chờn. Trung Quốc cũng có phiên bản nội địa hóa của mình là Renren.com nhưng lại phải dùng danh tính thật để đăng kí, quy định này cũng đại diện cho chế độ kiểm duyệt mạng ở nước này.

Trung Quốc cũng giống như Taiwan thời trước với chế độ kiểm duyệt báo chí gắt gao, chính quyền muốn đăng tin nào thì dân chúng chỉ được xem cái đó. Trung Quốc hiện không chỉ kiểm soát bao chí trong nước, họ còn quyết định xem những hãng tin nào được phép vào nước này, như từ chối cho nhật báo Apple của Hongkong và Taiwan vào nước này, tất nhiên là đi kèm với việc ngăn chặn trang web của báo này trên mạng. (còn nữa)

Lược dịch từ bài của Hứa Kiện Vinh trên Thinking Taiwan
http://www.thinkingtaiwan.com/public/articles/view/146

10/08/2012

BBC Việt ngữ - sự ngu xuẩn tiếp diễn


Độc giả cảm thấy buồn nôn giống như vừa ăn phải món thịt lừa chưa được nấu kỹ…

Bài viết của tác giả Lê Hùng, gửi riêng cho REDS.VN từ TP HCM.

Vào dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc 1/10, trên báo chí có hai tin tức như sau:

- 1: Việt Nam gửi điện mừng quốc khánh Trung Quốc. Nhận xét: Đây là một nghi thức bình thường giữa 2 quốc gia có quan hệ ngoai giao chính thức.

- 2: Trung Quốc Quốc tổ chức kỷ niệm Quốc khánh ở "Tam Sa". Nhận xét: Đây là một việc làm phi pháp, đã bị báo chí Việt Nam lên án mạnh mẽ.

Từ hai thông tin riêng rẽ trên, các nhà báo của BBC Việt ngữ nhào nặn ngay ra một bài viết có tiêu đề rất… khó hiểu: “VN mừng quốc khánh TQ ở Hoàng Sa?”, được đăng tải ở đầu trang chủ từ sáng 6/10.

Sapo của bài viết: “Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chúc mừng ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để rồi nhận tin Trung Quốc tổ chức Quốc khánh rầm rộ ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền”.

Vậy là hai sự việc không có mối liên hệ gì với nhau đã được ghép lại thành một vấn đề mang tính chất nghiêm trọng về đường lối ngoại giao của chính quyền Việt Nam. Đây là một sự gượng ép hết sức vô lý trong cách diễn đạt của BBC Việt ngữ nhằm định hướng người đọc theo quan điểm của trang mạng này.

Chính vì tự nhận thấy sự bất hợp lý mà người viết phải “chữa cháy” bằng đoạn: “Có thể các điện thư chúc Quốc khánh chỉ là thông lệ ngoại giao thường có giữa các quốc gia, như lời chúc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton tới Việt Nam nhân ngày 2/9 năm nay”.

Ngay sau đó, người viết lèo lái một cách vụng về và không thuyết phục về chủ đề mà đầu bài gợi ra bằng đoạn: “Nhưng trong bối cảnh quan hệ Trung - Việt được dư luận coi là 'nhạy cảm', câu chuyện Trung Quốc làm lễ Quốc khánh ở Tam Sa đã khiến một số tờ báo trong nước và nhất là cộng đồng mạng tiếng Việt tỏ thái độ”.

Đến đây thì câu chuyện “VN mừng quốc khánh TQ ở Hoàng Sa” kết thúc. Độc giả cảm thấy buồn nôn giống như vừa ăn phải món thịt lừa chưa được nấu kỹ.

Cách làm báo khiên cưỡng này là một ví dụ điển hình trong việc bộ máy truyền thông tiếng Việt “chính thống” của hải ngoại (núp bóng các hãng thông tấn quốc tế) chế biến tin tức như thế nào trong nỗ lực gây ấn tượng về một chính quyền Việt Nam nhu nhược và yếu thế ước Trung Quốc, cũng như nhiều vấn đề khác.

Tất nhiên, không phải bài viết nào từ “lề quốc tế” cung lồ lộ dụng ý chính trị như bài viết này của BBC Việt ngữ. Dụng ý đó được thể hiện tinh tế hay thô thiển thì còn phụ thuộc vào việc người viết khôn hay ngu (cũng là thịt lừa, nhưng được đầu bếp giỏi nấu nướng thì ăn rất ngon, và đố ai biết là thịt lừa!).

Bên cạnh cái ngu của nhà báo viết bài “VN mừng quốc khánh TQ ở Hoàng Sa” kể trên, còn một sự ngu xuẩn có hệ thống khác thuộc về cả ban biên tập BBC Việt ngữ, thể hiện trong việc chọn lựa ảnh minh họa.

Vâng, hình ảnh ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang… gãi đầu (hay vuốt tóc?) trông khá "ngộ nghĩnh" đã được chọn làm ảnh minh họa chính và hình đại diện của hàng loạt bài viết về bộ máy nhà nước Việt Nam trên BBC Việt ngữ.

Trên khía cạnh đời sống thì đây chỉ là một khoảnh khắc bình dị được ghi lại trong ống kính máy ảnh. Nhưng đưa một hình ảnh có tính chất đời thường như vậy vào những bài báo mang tính chính trị thì lại là điều rất bất thường.

Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng có chủ ý mà BBC Việt ngữ dành cho một nhà lãnh đạo của Việt Nam, vì hãng thông tấn này chắc chắn không thiếu những hình ảnh phù hợp để đưa vào trong bài.

Về mặt nghề nghiệp, đó là sự thiếu nghiêm túc, nếu không muốn nói là nghiệp dư của những người được gọi là “nhà báo” đang ngồi trong trụ sở của BBC Việt ngữ ở London.

LÊ HÙNG

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger