Hiển thị các bài đăng có nhãn tieu-diem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tieu-diem. Hiển thị tất cả bài đăng

6/16/2012

Hoạt động, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật trong tuần 3/6/2012


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Vĩnh Long; kết luận về Đề án tái cơ cấu Vinalines; yêu cầu làm rõ nguyên nhân cháy nổ ô tô, xe máy; Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; lập Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững...Là những thông tin hoạt động, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ đã được nhân dân quan tâm theo dõi trong tuần từ ngày 09 - 16/6/2012

Vĩnh Long cần tiếp tục bứt phá vươn lên 

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dịp về dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng bên cạnh lợi thế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội kém phát triển. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cần hết sức quan tâm đầu tư tới kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long
Chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ 

Ý kiến kết luận của Thủ tướng về Đề án tái cơ cấu Vinalines

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 217/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình tài chính và Đề án tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty cần thực hiện tái cơ cấu để mạnh hơn, tập trung vào 3 nhóm kinh doanh chính: vận tải biển, cảng biển và dịch vụ; tính toán cụ thể, xác định quy mô hợp lý đối với từng nhóm phù hợp với điều kiện của Tổng công ty và thị trường.

Yêu cầu làm rõ nguyên nhân gây cháy nổ ô tô, xe máy

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công an liên quan đến kết quả điều tra nguyên nhân cháy nổ xe, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ KH-CN phải đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xác định tác động của xăng, dầu đến độ bền của các phụ kiện, thiết bị lắp đặt trên ô tô, xe mô tô để trả lời câu hỏi có phải xăng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình hình cháy, nổ xe bất thường thời gian qua hay không?
Thủ tướng yêu cầu trả lời câu hỏi xăng có phải là nguyên nhân cháy nổ ô tô, xe máy?
Bộ GTVT phải tập trung rà soát tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, phụ tùng lắp ráp trên xe ô tô, xe mô tô, đặc biệt là các loại xe lắp ráp, sản xuất trong nước; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, độ bền, độ an toàn như: đường ống dẫn xăng dầu, dây dẫn điện… của các thiết bị, phụ tùng xe ô tô, xe mô tô ngay từ khi sản xuất. Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành chức năng quản lý chặt chất lượng xăng, dầu từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lẻ tại các cửa hàng; đồng thời khẩn trương phối hợp với các Bộ KH-CN, GTVT thực hiện việc kiểm tra chất lượng xăng, dầu, tỷ lệ pha xăng; xử lý nghiêm các trường hợp gian lận về số lượng, chất lượng xăng, dầu trên thị trường...

Ban hành Nghị quyết về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết  15/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-1-2012 Hội nghị lần thứ tư BCH T.Ư Đảng (khóa XI). Nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trước hết trong cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...Nghị quyết nhấn mạnh các vấn đề như: rà soát, đề xuất loại bỏ cơ chế, chính sách không còn phù hợp cản trở việc thực thi công vụ; sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản; thông tin tuyên truyền lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực.

2 Bộ trưởng báo cáo tình hình quản lý đất và vận hành đập thủy điện

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 trên phạm vi cả nước nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015). Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo Quốc hội khóa XIII về tình hình xây dựng, quản lý vận hành các đập thủy điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ (hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng y tế). 

Quy chế về chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia

Nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự gắn kết hợp lý, có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế trong một chương trình tổng thể thống nhất; kết nối hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch và lĩnh vực liên quan khác. Thủ tướng ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Quy chế có hiệu lực từ ngày 25/7/2012.
Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
Đưa Trang thông tin điện tử pháp điển vào hoạt động

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tư pháp khẩn trương xây dựng, đưa trang thông tin điện tử pháp điển vào hoạt động trước ngày 1/7/2013.

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho 4 đối tượng

Bốn đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm: Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng.
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho 4 đối tượng Chấp hành viên, Thẩm tra viên,
Công chứng viên và Thư ký thi hành án
Chế độ phụ cấp trách nhiệm nêu trên không áp dụng đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án làm việc tại các Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng hải quân, bộ tổng tham mưu và Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 705/QÐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020 do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hai Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (Phó Trưởng Ban thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Ban Chỉ đạo Trung Ương về giảm nghèo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 

Gia hạn và phân bổ lại vốn dự án phát triển cấp nước đô thị

Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn thời gian thực hiện dự án "Phát triển cấp nước đô thị" do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đối với tiểu dự án thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh và các Hợp phần D và E đến ngày 30/6/2013. Đồng thời, cắt giảm 9,74 triệu SDR (tương đương 14,63 triệu USD) kinh phí trong khuôn khổ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 4028-VN không sử dụng hết để phân bổ lại cho các chương trình, dự án khác vay vốn WB.
Gia hạn thời gian thực hiện dự án "Phát triển cấp nước đô thị" do
Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ
Phê duyệt khung chính sách tái định cư dự án nguồn lợi ven biển

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách tái định cư của dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững" do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Mục tiêu nhằm nâng cao việc quản lý nguồn lợi ven biển nhằm hỗ trợ cho nghề cá bền vững tại một số tỉnh ven biển Việt Nam

Dự án sẽ được thực hiện tại 8 tỉnh ven biển gồm: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh; Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa; Cà Mau và Sóc Trăng. Dự án đã ưu tiên, lựa chọn được khoảng 37 huyện và 226 xã ven biển cho thực hiện dự án. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện khung chính sách tái định cư theo đúng nội dung đã phê duyệt.

Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn thiện nội dung dự án, chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định hiện hành.
Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II
Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại các hoạt động của dự án để tránh trùng lặp với các dự án khác, đồng thời xem xét kỹ việc mua sắm trang thiết bị, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả đầu tư.

Hơn 74 tỷ đồng mua hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 74,31 tỷ đồng  từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù đủ 340.000 lít sát trùng Benkocid; 110.000 lít Han-Iodine và 420 tấn hóa chất Chlorine đưa vào dự trữ quốc gia. Thủ tướng yêu cầu việc quản lý và sử dụng số kinh phí nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.

Bách Thảo 

6/14/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định lập Ban Chỉ đạo TW về giảm nghèo bền vững


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 705/QÐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương  về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020 do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hai Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (Phó Trưởng Ban thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. 

Ban Chỉ đạo Trung Ương về giảm nghèo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Cụ thể, Ban Chỉ đạo chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan và tập trung nguồn lực cho các địa bàn đặc biệt khó khăn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015...
Muốn giảm nghèo bền vững trước hết phải chú trọng đến giáo dục đào tạo,
làm sao để cho người nghèo có kiến thức, tự vươn lên bằng chính sức của mình.
Nghị quyết 80/NQ-CP định hướng giảm nghèo bền vững 

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Hướng tới mục tiêu: 

- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;

- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Bách Thảo 

6/13/2012

Thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Triển khai Thẻ Công dân điện tử, Chính phủ điện tử
 
Cụ thể, đối với hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng đề án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo khoa điện tử, đào tạo trực tuyến... nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức dạy và học, đổi mới thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục.
 
Thẻ điện tử đa năng của Nga
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển nhanh ngành công nghiệp phần mềm. Xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia.
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp. Triển khai thẻ Công dân điện tử; Chính phủ điện tử trên phạm vi cả nước.
 
Tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, từng bước hình thành các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng.
 
Tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà ở cho giáo viên tại các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; các đề án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học cấp vùng và cả nước.
 
Tập trung nâng cấp 5 cảng hàng không
 
Đối với hạ tầng giao thông, tập trung nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe, phấn đấu hoàn thành thành toàn tuyến Hà Nội - Cần Thơ vào năm 2016. Ưu tiên đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; tuyến nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng.
 
Bên cạnh đó, huy động vốn để đầu tư nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến đường giao thông hành lang kinh tế Đông Tây...
Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao, để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp;...
 
Cũng theo Nghị quyết, sẽ tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa).
 
Tập trung nâng cấp 5 cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Huy động các nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
 
Thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt để giải quyết ách tắc giao thông ở các đô thị lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở
 
Đối với hạ tầng đô thị, Chương trình hành động nêu rõ, tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị trung tâm vùng khác trong cả nước.
 
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các tuyến chính ra, vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị và các cầu lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Các khu nhà trọ dành cho công nhân rất thiếu thốn, chật hẹp và ANTT không đảm bảo
Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh...) cho lao động các khu công nghiệp.
 
Xây dựng đề án đầu tư khắc phục quá tải bệnh viện
 
Đối với hạ tầng y tế, xây dựng đề án đầu tư khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện đa khoa tuyến cuối gắn với việc hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; tập trung đầu tư phát triển thêm các cơ sở bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư hoàn thành xây dựng cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi, ...tại các tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn...

Bách Thảo

6/12/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra nghị quyết về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản

Theo cổng thông tin từ điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Nghị quyết  15/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-1-2012 Hội nghị lần thứ tư BCH T.Ư Đảng (khóa XI). Nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trước hết trong cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...

Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản
 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì việc xây dựng và thực hiện cải cách chế độ tiền lương, nhà ở đối với cán bộ, công chức, viên chức, chống bình quân, cào bằng, đặc quyền, đặc lợi.
 
Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản
Thanh tra Chính phủ chủ trì sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về việc thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
 
Rà soát, đề xuất loại bỏ cơ chế, chính sách không còn phù hợp cản trở việc thực thi công vụ
 
Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu với cấp ủy đảng cùng cấp ban hành các nghị quyết, chỉ thị về những chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện tốt công tác cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra trong triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về xây dựng Đảng hiện nay.
 
Bộ Nội vụ được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước. Rà soát, đề xuất loại bỏ những cơ chế, chính sách không còn phù hợp cản trở việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức và các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, công dân.
 
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
 
Cụ thể hóa các quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản pháp luật liên quan nhằm loại trừ khả năng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và người thân lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi dưới mọi hình thức.
 
Thông tin tuyên truyền lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực
 
Nghị quyết cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chủ trì thực hiện nội dung xây dựng quy định về việc công khai chế độ, chính sách để nhân dân giám sát và hướng dẫn dư luận xã hội hiểu đúng về những chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.
 
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì ban hành quy định chấn chỉnh hoạt động báo chí tuyên truyền; quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet, các mạng xã hội và blog cá nhân. Đồng thời, chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
 
Bách Thảo

6/11/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vĩnh Long cần tiếp tục bứt phá vươn lên


Bên cạnh lợi thế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển. Do vậy, bằng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của mình, Vĩnh Long cần tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương về sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến… để tiếp tục bứt phá vươn lên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dịp về dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6. 

Đánh giá cao những kết quả mà Vĩnh Long đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua. Trong điều kiện khó khăn, thách thức của năm 2011, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2011. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bên cạnh lợi thế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội kém phát triển. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cần hết sức quan tâm đầu tư tới kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển... 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Vĩnh Long cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; quan tâm hơn nữa tới đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Bạch Dương 

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger