9/18/2012

Tại sao Việt Nam không cần viện trợ?


Trong khi Indonesia và các thành viên ASEAN cam kết sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của IMF và ASEAN+3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng “không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF và ASEAN+3”. Tại sao vậy?

Không chỉ khẳng định suông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được từ đầu năm 2012 đến nay, để thể hiện rõ sự tự tin và vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.

Cụ thể, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát tám tháng đầu năm đã được kiềm chế ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu; Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 tăng trưởng khoảng 5,5%; bình ổn giá vàng, dự trữ được khoảng 23 tỷ USD...

Tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng đã đạt những kết quả tích cực bước đầu. Những kết quả nêu trên và định hướng chính sách vĩ mô của Chính phủ đã được thị trường và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Với điều kiện kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, niềm tin thị trường tích cực như hiện nay, Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3 để xử lý các vấn đề kinh tế trong nước. Mà chỉ cần duy trì quan hệ chặt chẽ, trong khuôn khổ hợp tác với IMF và ASEAN+3, bao gồm cả các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô định kỳ.
Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài
thế giới.
Ba thông điệp

Trong bối cảnh hiện nay, hành động từ chối viện trợ mang nhiều thông điệp thiết thực và ý nghĩa:

Thứ nhất: Lời khẳng định dứt khoát của Thủ tướng mang một ý nghĩa chính trị, một tín hiệu mới cho thấy đã qua rồi những ngày Việt Nam phải trông chờ một cách thụ động vào viện trợ từ các nước”

Thứ hai: Hành động từ chối viện trợ còn là lời khẳng định vị thế của Việt Nam. Việt Nam không chỉ có đủ năng lực kinh tế để đứng vững trên đôi chân của mình, mà còn có thể giúp những nước láng giềng. Điển hình là Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực cho các nước trong khu vực như: viện trợ hơn 130 tỷ đồng cho Lào làm công trình thủy lợi, giúp Campuchia xây Sở chỉ huy Hải quân Hoàng Gia, viện trợ 5.000 tấn gạo cho Triều Tiên, trợ giúp 200.00 USD cho Nhật Bản khắc phục hậu quả do động đất và sóng thần... Từ đó thể hiện rõ một Việt Nam với hình ảnh năng động và tự chủ hơn.

Thứ ba: Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực duy trì uy tín của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, việc thường xuyên nhận viện trợ từ các quốc gia có thể ảnh hưởng đến uy tín tài chính của đất nước, sẽ khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành con nợ trong tương lai. Do đó, việc từ chối nhận viện trợ đã chứng tỏ bản lĩnh tài trí và suy nghĩ sâu xa của Chính phủ không muốn thế hệ sau này phải gánh những khoản nợ khổng lồ từ viện trợ.

Có câu: “Đời người quy luật trả vay, Mẹ Cha ăn mặn... đọa đầy thân con”, ở đời có vay có trả đó là thực tế không thể chối cãi. Từ đó, ngẫm lại chúng ta sẽ thấy việc phụ thuộc vào các khoản viện trợ từ các nước thật không dễ dàng chút nào. Do đó, Việt Nam đang ngày càng khẳng định uy tín, vị thế của mình để chứng minh cho cả thế giới biết Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới.

Bạch Dương
























0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger