5/17/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết tâm vực dậy nền kinh tế

Có thể nói Nghị quyết 13 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía Doanh nghiệp và người dân cả nước. Nghị quyết thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý với các nhóm giải pháp Bộ Tài chính đề xuất, không chỉ thể hiện sự chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp mà còn khẳng định quyết tâm vực dậy nền kinh tế. 

Nghị quyết 13/NQ-CP “liều thuốc” cứu doanh nghiệp

Ngay từ đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn kịp thời tình trạng số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng. Vì theo báo cáo từ Bộ Tài chính thì tính đến hết quý 1 vừa qua, có khoảng 10.350 DN giải thể, phá sản, dừng hoạt động. Điều này cho thấy cần có những giải pháp sớm để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời vẫn phải đảm bảo kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô. Còn nếu chờ đến lúc quá khó khăn, sẽ gây thiệt hại cho Doanh nghiệp và nền kinh tế. Nghị quyết 13 của Chính phủ vừa được ban hành chính là sự kết hợp đồng bộ của các giải pháp về lãi suất, cơ cấu tín dụng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chính sách miễn, giảm, giãn thuế, điều hành giá, cải cách hành chính...Với những giải pháp mà Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2012 đến nay nhằm bảo đảm tính nhất quán trong điều hành kinh tế vĩ mô. 

Thực tế, từ đầu năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kịp thời thực hiện các giải pháp tài chính (giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp), từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng chính số tiền nộp thuế để quay vòng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các giải pháp mà Chính phủ đã và đang làm là kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả là một trong những giải pháp cơ bản nhằm duy trì, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi có duy trì được mức lạm phát thấp, ổn định, chúng ta mới hạ được mặt hàng lãi suất, tọa điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng với chi phí thấp. Để có thể giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh. 

Trong khi thực thi chính sách này, không hề phân biệt doanh nghiệp lỗ hay lãi được hưởng thụ (do tính đồng bộ của các giải pháp, đối với cả biện pháp chi tiêu công, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm 50% tiền thuê đất...), mà sẽ theo mức độ khó khăn của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.  Đối với nhóm giải pháp chi tiêu công trị giá khoảng 3.560 tỷ đồng. Trong số này sẽ dành 1.000 tỷ đồng bổ sung cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, dành vốn cho các dự án cấp bách...Nhóm giải pháp này được kỳ vọng sẽ tạo ra nhu cầu về vật liệu xây dựng và hàng loạt hàng hóa là đầu vào khác cho các dự án cơ sở hạ tầng. Từ đó, giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, sắt, thép dễ dàng tiêu thụ hàng hóa.  
Hình minh họa
Tháo gỡ nút thắt của nền kinh tế 

Riêng đối với gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thông qua tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong năm 2012 phải xác định giá thuê đất theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP; đồng thời giãn 6 tháng thuế giá trị gia tăng cũng áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản...không những các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có thể được hưởng lợi mà còn có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng.

Trong dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2012, số thu tiền sử dụng đất là 37 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên quy mô số tiền sử dụng đất được giãn là bao nhiêu, còn tùy thuộc vào mức độ khó khăn của từng dự án, khả năng cân đối của ngân sách địa phương mà UBND cấp tỉnh báo cáo Thường trực HĐND xem xét trước khi thực hiện. Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển thị trường, Chính phủ vẫn tính đến việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Do đó, các giải pháp cũng tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn (2000 tỷ đồng tín dụng kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, nuôi trồng thủy sản, làng nghề…); thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Đặc biệt, nguồn vượt thu Ngân sách Nhà nước năm 2011, cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung 750 tỷ đồng hỗ trợ nhà cho người có công; bổ sung 100 tỷ đồng thực hiện cho phụ nữ nghèo vay thông qua Quỹ Tình thương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…

Các nhóm giải pháp này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn trước mắt của doanh nghiệp (hàng tồn kho cao, chi phí đầu vào cao, đặc biệt là chi phí tài chính). Những giải pháp trung và dài hạn vẫn được Chính phủ thực hiện đồng bộ theo các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội để thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Một số giải pháp về miễn thuế khoán và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số đối tượng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo ra kỳ họp thứ 3 (tháng 5-2012).

Trong tổ chức thực hiện, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất “độ trễ chính sách”, cụ thể sẽ quyết liệt trong triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 13 ngay trong tháng 5-2012 bảo đảm đúng đối tượng, đúng địa chỉ; công khai, minh bạch; theo dõi sát tình hình kinh tế vĩ mô và tài chính doanh nghiệp để có những giải pháp điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp với tình hình.

Bách Thảo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger