4/18/2012

Người mang tiếng nói của ngư dân Việt Nam ra quốc tế là ai?

Với việc công chiếu bộ phim “ Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”. Ông André Menras người mang tiếng nói của ngư dân Việt Nam ra quốc tế muốn đấu tranh vì quyền con người, nền độc lập dân chủ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam bằng tình yêu và sức mạnh của ý chí.

Hành trình lưu diễn tại các nước

Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”, được khởi quay tại vùng biển Lý Sơn, Quảng Ngãi từ tháng 6/2011 và dựng phim tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần mang tiếng nói của ngư dân Việt Nam ra cộng đồng quốc tế và kiều bào. Được người Việt tại các nước châu Âu ủng hộ nhiệt tình.

Đạo diễn và biên kịch phim, ông André Menras Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp Việt. Là người mang hai quốc tịch Pháp, Việt Nam. Trong các buổi chiếu phim và trò chuyện với kiều bào tại Pháp, Đức, Cộng hòa Séc và Ba Lan, Menras cho biết ông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, chân thành của cộng đồng người Việt tại các nước đó.

Ai đã từng biết đến ông André Menras sẽ không lấy làm lạ với những việc làm của ông đối với Việt Nam. Trước đây, người ta biết đến ông với hình người dám treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng lên trước tòa nhà Quốc hội của Chính quyền Sài Gòn để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam, rồi bị tù tội, ra tù lại đi đến 17 nước trên thế giới tố cáo cuộc chiến phi nghĩa đó.

Ngày nay, khi Việt Nam đã thống nhất hơn 35 năm, khi ông đã mang quốc tịch Việt Nam, trở thành người bạn quá đỗi thân quen của mảnh đất cong cong hình chữ S này. Chứng kiến “nỗi đau mất mát” của những bà vợ góa, những đứa trẻ mồ côi cha tại những ngôi làng nhỏ ở vùng ven biển Quảng Ngãi, đã khiến ông, một lần nữa, tiếp tục hành động. Ông làm phim với mục đích mang tiếng nói của những ngư dân nghèo Việt Nam ra với thế giới.
Với chuyến đi xuyên Châu Âu, tới 6 thành phố ở Pháp và lưu diễn ở 5 thành phố: Berlin, Köln (Đức), Praha, Plzen (Cộng hòa Séc), Warsaw (Ba Lan). Đã mang lại nhiều thành công ngoài mong đợi đối với ông André Menras trong việc mang tiếng nói của ngư dân Việt Nam đến các nước.

Ông André Menras Hồ Cương Quyết đang phỏng vấn một gia đình ở Bình Châu
Ông đã nhận được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình của các những người dân gốc Việt sống tại các quốc gia này. Từ việc tổ chức và tài trợ cho chuyến đi đến quảng bá giới thiệu một cách trang trọng, tình cảm. “Ở thành phố Köln và Warsaw, có những người Việt trước đây chưa từng ngồi với nhau vì bất đồng quan điểm. Nhưng khi nghe có buổi chiếu phim, họ tìm đến xem phim, trao đổi, trò chuyện và giao lưu rất ấm áp. Tại Warsaw, ông đã cùng anh Tuyển Giám đốc một Trung tâm thương mại đi bộ 1 vòng khoảng 5 tiếng đồng hồ đến các quầy hàng của các tiểu thương người Việt Nam ở trung tâm để quyên góp hỗ trợ cho ngư dân Việt Nam. Tất cả những tiểu thương Việt kiều đều vui vẻ tham gia.

Toàn bộ tiền thu được tại các buổi chiếu phim có quyên góp này (khoảng 7.000 euro) sẽ dành để trao cho các gia đình ngư dân gặp nạn khi đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa Việt Nam vào khoảng tháng 5-6 tới.

Hướng tới 3 mục tiêu chính

Ngoài việc mang tiếng nói của ngư dân Việt Nam ra với cộng đồng quốc tế. Ông André Menras còn muốn nhấn mạnh, vấn đề biển Đông cần phải được quốc tế hóa. Không thể chối cãi được, khi các quốc gia nhân danh “nước lớn” ra sức ức hiếp, thậm chí lấn chiếm một cách trắng trợn. Thế nên, chỉ có quốc tế hóa vấn đề biển Đông mới công bằng, cho các nước. Cùng với nỗ lực mang bộ phim ra cộng đồng quốc tế, ông André Menras muốn hướng tới ba mục tiêu chính:

Thứ nhất, phá tan bức tường im lặng liên quan đến ngư dân Việt Nam với quốc tế. Chính những người tổ chức đã khơi gợi được sự quan tâm và sự tham gia của hàng trăm người, đa số là người Việt, trong đó có cả người dân sở tại về chủ quyền biển Đông của Việt Nam.

Thứ hai, lập quỹ cứu trợ ngư dân, những nạn nhân trực tiếp lẫn gián tiếp của những cuộc gây hấn trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Với mục tiêu này bước đầu đã quyên góp được 7.000 Euro, số tiền này sẽ được trao tận tay các nạn nhân.

Và cuối cùng là bước đầu nối kết một mặt trận quốc tế tích cực, độc lập và rộng lớn, nhằm bảo vệ ngư dân và khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo quy định của Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về quyền biển. Điều này Chính phủ và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thời gian qua lên tiếng công khai mạnh mẽ về mặt ngoại giao.
Bạch Dương















0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger