7/04/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: nền tảng phát triển bền vững là kiên định mục tiêu đã đề ra


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định: Tiếp tục kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra từ đầu năm: ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát không chỉ cho năm nay mà cho cả những năm sau, coi đây là nền tảng để phát triển bền vững.

Trong hai ngày từ 2 - 3.7, Chính phủ đã họp thường kỳ tháng 6.2012 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chính phủ khẳng định, dù chưa hài lòng về kết quả, nhưng nhìn lại 6 tháng qua, những mục tiêu lớn về kinh tế đã đề ra đều đạt được. Nổi bật nhất là sự vững chắc về vĩ mô của nền kinh tế. Lạm phát đã được kiềm chế một cách hiệu quả. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012, tính đến hết tháng 6-2012, chỉ số này mới tăng 2,52% so với tháng 12-2011 và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là cơ sở để khẳng định lạm phát năm nay có thể ở mức 7-8%. Đây cũng là cơ sở tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm
sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định: Trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo.

Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2%-5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng tín dụng, giải ngân cho hết số vốn đã bố trí. Ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.

Bạch Dương 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger