Một sự kiện nóng đang thu hút sự chú ý cả nước và các nước khác trong khu vực có tranh chấp chủ quyền cũng như giới quan sát quốc tế là Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21/6.
Dưới đây Bút Tre Việt điểm qua vấn đề Luật Biển Việt Nam trên một số báo chí trong và ngoài nước…
Báo chí trong nước
Quân đội Nhân dân: Ngày 21-6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam...Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Thanh niên: Với sự tán thành của 495/496 đại biểu có mặt, sáng qua 21.6, Quốc Hội đã thông qua luật Biển Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1 năm tới). Gồm có 7 chương, 55 điều, luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
VnExpress: Thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường’. Đây là tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra để đáp lại phản ứng vô lý của phía Trung Quốc….
Dân Trí: Thông qua Luật Biển là một hoạt động lập pháp bình thường. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”…
Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ nhiều quyền hạn, chủ quyền và lãnh hải đối với Việt Nam. |
Báo chí nước ngoài
BBC: Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.
Từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói Luật Biển Việt Nam thông qua là "hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."
"Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'".
RFI: Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa. Trung Quốc cực lực phản đối
Hôm nay 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã lên tiếng kịch liệt phản đối. Theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành.
VOA: Trung Quốc ngày 21/6 lên tiếng cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua cùng ngày khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông.
Tóm lại, Luật biển Việt Nam vừa được thông qua bao gồm hai khía cạnh, đối nội và đối ngoại. Vốn dĩ có khía cạnh đối ngoại là vì trên biển có quyền lợi chung đụng với một số nước khác trên thế giới, và ngoài ra Việt Nam còn có tranh chấp biển đảo với một số nước trong khu vực. Vậy nên, ngay lập tức Trung Quốc có hành động phản đối bằng việc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'". Không chỉ riêng phía Trung Quốc mà các nước có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam về Trường Sa cũng có thể phản đối. Đó là điều khó tránh khỏi được vì khi nước này có tranh chấp với nước kia thì phản đối là điều dễ hiểu. Còn Việt Nam cho là chủ quyền của Việt Nam thì việc thông qua luật biển là điều cần phải làm. Song song với việc thông qua luật biển thì Việt Nam chủ trương "giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình" theo các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Bạch Dương
1 nhận xét:
quan dao Hoang Sa va Truong Sa cua Viet Nam da duoc khang dinh tu rat lau trong lich su, ko co gi phai ban cai ca,chi co nguoi ko biet moi goi day la tranh chap chu quyen. con phia trung quoc noi nhu vay thi hon 80 trieu dan cua Viet Nam deu phan doi chu ko phai it dau , do la chua ke den nhung nguoi co hieu biet ve dia li va dia danh cu hai nuoc nay o khap noi tren the gioi nua.toi nghi phia Trung Quoc nen xem lai nhan cach va dao duc cua minh , dong thoi suy nghi lai xem minh dang noi gi , chu cu noi ma ko biet minh dang noi gi thi chi co nhung ke bi thieu nang tri tue thoi. da so huu mot vung dat lon nhat the gioi roi con doi xam chiem de lam gi chu? trong khi quan ly dat nuoc long leo lam sao ma kham noi chu,
Đăng nhận xét