Tham
dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 4, tại
Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn Đại biểu
Việt Nam muốn Khẳng định vai trò của Việt Nam trong khu
vực và trong hợp tác Mekong-Nhật Bản. Củng cố quan hệ
hữu nghị giữa các nước tiểu vùng Mê Công. Đồng thời
tăng cường mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Việt
Nam - Nhật Bản, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp
cao đã đạt được giữa hai nước.
Việt-
Nhật: Phát triển sâu rộng và hiệu quả hợp tác nhiều
mặt
Sáng
20/4, tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến
cựu
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và Liên minh Nghị sỹ
hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam của đảng Dân chủ Nhật
Bản (DPJ).
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Nhật Bản tiếp tục
dành ưu tiên ODA cho các mục tiêu phát triển của Việt
Nam. Khẳng
định Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình cùng với Nhật Bản
tiếp tục đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa
hai nước ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Đóng góp
tích cực vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực
và thế giới. Đề nghị, hai bên tiếp tục tập trung
thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác như: đầu tư hạ
tầng, năng lượng, khai thác đất hiếm, môi trường, văn
hóa, chuyển giao công nghệ cao và công nghệ phụ trợ cho
Việt Nam…Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng bày tỏ mong
muốn, với uy tín của mình, cựu Thủ tướng Hatoyama cùng
Liên minh sẽ ngày càng có nhiều đóng góp to lớn cho sự
phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước
nói chung và quan hệ giữa Quốc hội hai nước nói riêng.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama trao quà lựu niệm tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Về
phía Nhật Bản, cựu Thủ tướng Hatoyama khẳng định
Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam sẽ tích
cực vận động Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản tăng
viện trợ ODA cho Việt Nam trong đầu tư hạ tầng, hỗ
trợ đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy các doanh nghiệp
Nhật Bản sang đầu tư tại Việt Nam…ông Hatoyama tin
tưởng quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt – Nhật tiếp
tục phát triển sâu rộng, hiệu quả. Nhất là thúc đẩy
triển khai thực hiện các dự án lớn mà hai bên đã thỏa
thuận.
Tìm
giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt - Nhật
Tiếp
Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada
Katsuya, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tiềm năng hợp tác
giữa hai nước còn rất lớn, cần tìm ra những giải
pháp để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực nhằm
mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đề nghị
duy trì, tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc ở các
cấp, tiếp tục tăng hỗ trợ viện trợ phát triển chính
thức (ODA) cho Việt Nam trong các tài khóa tiếp theo... Bên
cạnh đó, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác trong
các lĩnh vực giao lưu văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực,
bảo hiểm xã hội.
Phó
Thủ tướng Okada Katsuya chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản
trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội,
đồng thời khẳng định tiếp tục quan tâm thúc đẩy
quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng
Nhật Bản Okada Katsuya
|
Cùng
ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các buổi tiếp
ông Hiroshi Watanabe-Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành
của Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (JBIC), ông Tadashi
Okamura-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật
Bản (JCCI), ông Ken Matsuzawa-Chủ tịch Tổ chức Ngoại
giao Nhân dân Nhật Bản (FEC) và ông Akihiko Tanaka-Chủ tịch
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Tối
20/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp cán bộ, nhân
viên Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Thủ tướng
yêu cầu cán bộ, nhân viên Ðại sứ quán tiếp tục phát
huy vai trò cầu nối giữa hai nước. Phối hợp chặt chẽ
với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam trong triển
khai hợp tác, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn
diện Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ
và hiệu quả.
Nhật
Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt
Nam
Trước
đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng các
nước Lào, Thái-lan, Campuchia, Tổng thống Mianma tham dự
tiệc chiêu đãi do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật
Bản và Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản
Keidanren tổ chức.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại tiệc chiêu đãi
của Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản và Phòng Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ,
nằm ở cửa ngõ tiểu vùng Mê Công, Chính phủ Việt Nam
không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, hoan nghênh
các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư. Tính đến tháng
3/2012, Nhật Bản có gần 1.600 dự án đầu tư trực tiếp
tại Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký hơn 26 tỷ
USD và hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại
Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đã
có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm uy tín, sức
cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao. Tin tưởng, HNCC
Mê Công - Nhật Bản lần này sẽ đề ra những trụ cột
hợp tác giữa các nước Mê Công và Nhật Bản cho giai
đoạn tới, qua đó tạo ra những cơ hội mới cho các
nước và doanh nghiệp trong khu vực...
Bách
Thảo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét